Mùa hè đang gần đến, còn gì tuyệt vời hơn là trải nghiệm kỳ nghỉ hè, tận hưởng kỳ nghỉ tại những vùng biển tươi mát, cùng đắm mình vào dòng nước biển xanh rời rợi xua tan cái nóng bức trong người. Phụ kiện không thể thiếu mỗi chuyến nghỉ mát đó chính là đồng hồ đeo tay, vừa là trang sức tô điểm nét đẹp vừa giúp bạn quản lý thời gian chuyến đi dễ dàng hơn, nhưng đôi khi những khoảnh khắc bước chân xuống hồ bơi hoặc xuống biển trong tâm trạng phấn khích bạn lại bỏ quên chiếc đồng hồ trên cổ tay và vô tình làm chúng bị hư hại. Mùa hè này, để giúp bạn yên tâm hơn trong việc tận hưởng mà không phải bận tâm quá nhiều về tính chống nước của đồng hồ, cùng tìm hiểu một chút về độ chống nước trên đồng hồ đeo tay nhé.
Có lúc bạn sẽ nghĩ rằng những chiếc đồng hồ được đánh dấu bởi sức chịu nước lên đến 100m có nghĩa là bạn có thể bơi một cách an toàn đến độ sâu 100m trong lúc cổ tay vẫn đeo nó đúng không. Điều này là sai lầm và bạn không thể thực hiện nó.
Lý do là vì đồng hồ chỉ được thử nghiệm khi sử dụng áp suất tĩnh trên mô hình mới được sản xuất, mà không tính đến những thay đổi nhanh chóng về áp suất nước cũng như nhiệt độ trong nước biển vào các thời điểm khác nhau. Vì thế bạn hãy nên cẩn thận, tuy nhiên các quy tắc dưới đây sẽ bổ sung cho bạn ít kiến thức.
Nếu một chiếc đồng hồ được đánh dấu "Không có khả năng chống nước" thì tuyệt đối đừng để nó dính nước trong bất cứ trường hợp nào. Nếu nó có khả năng chống nước lên đến 30m (hoặc 3atm nghĩa là atmosphere, lên đến 3 atmosphere - atmosphere là khả năng chống nước đến độ sâu có áp suất cột nước tương ứng chứ không phải là độ sâu chống nước tương ứng) bạn có thể làm văng 1 ít nước lên nó chứ không nên nhúng nó hoàn toàn vào nước. Vì vậy về cơ bản bạn có thể đeo nó khi rửa tay hoặc đi bộ dưới mưa nhưng hãy hạn chế.
Nếu mức chống nước lên đến 50m có nghĩa là bạn có thể đặt nó dưới nước nhưng không nên đeo nó khi bơi vì hành động bơi lội sẽ làm tăng áp lực nước trên đồng hồ.
Bạn có thể bơi cùng với đồng hồ đeo tay của bạn nếu nó có khả năng chịu nước lên đến 100m, nhưng điều này vẫn có nghĩa là chỉ nên được đeo để bơi ở bề mặt nước thay vì lặn.
Đối với việc lặn, khả năng chịu nước nên lên đến 200m. Thậm chí sau đó, khả năng chống nước sẽ giảm theo thời gian và sử dụng vì vậy nếu bạn có ý định đeo nó trong mực nước thường thì bạn nên tìm một chiếc đồng hồ có khả năng chịu nước 200m đến sử dụng. Và bất kể đối với mức chịu nước nào đã nêu ở trên bạn không nên đeo đồng hồ trong phòng tắm hoặc trong bồn tắm nước nóng vì tất cả các mẫu đồng hồ đều được thiết kế chỉ để sử dụng trong môi trường nước lạnh.
Để giúp các bạn dễ hiểu hơn, hãy tham khảo bảng thông tin chi tiết dưới đây:
Ngoài ra bạn cần xem các lưu ý dưới đây:
- Chắc chắn núm điều chỉnh đã được vặn chặt hoàn toàn trước khi tiếp xúc môi trường nước. Nếu núm hở nước sẽ di chuyển vào bộ phận bên trong dẫn đến hư hỏng.
- Không sử dụng và tuyệt đối không vặn núm hoặc nút bấm khi đồng hồ đang ướt hoặc đang tiếp xúc với nước.
- Phải vệ sinh ngay lập tức đồng hồ sau khi bơi ở biển để tránh nước biển ăn mòn đồng hồ.
- Không xông hơi, tắm nước nóng và để đồng hồ ở môi trường nhiệt độ nước quá cao.
Bình luận - Phản hồi