Skip to Main Content
HIỂU RÕ HƠN VỀ CHỨNG NHẬN SUPERLATIVE CHRONOMETER TRÊN ĐỒNG HỒ ROLEX

MỤC LỤC

 
Oyster luôn được biết đến như là bộ sưu tập có hiệu suất tuyệt vời. Khái niệm về Superlative Chronometer được hình thành lần đầu tiên vào cuối những năm 1950 và nhanh chóng trở thành tâm điểm chính trên mặt số của bộ sưu tập Oyster. Chứng nhận này được giới thiệu bởi chính Rolex và có những yêu cầu khắt khe hơn so với các tiêu chuẩn chế tạo đồng hồ hiện có và chỉ được áp dụng đối với 100% đồng hồ của thương hiệu. 
 
Rolex Oyster Perpetual Day-Date 40 và Rolex Green Seal
 
Rolex Oyster Perpetual Day-Date 40 và Rolex Green Seal
 
Các tiêu chuẩn để tạo nên chứng nhận “Superlative Chronometers” dành riêng cho đồng hồ Rolex được công bố vào cuối những năm 1950 và tiếp tục được đổi mới và bổ sung vào năm 2015 nhằm thiết lập nên một tiêu chuẩn xuất sắc mới cho dòng đồng hồ cơ. Rolex đã phát triển các quy trình thử nghiệm riêng biệt với trang thiết bị công nghệ cao hoàn toàn mới cho từng mô hình để tất cả đều được công nhận sở hữu Superlative Chronometer. Chứng nhận độc quyền này chỉ được công nhận khi mẫu đồng hồ đó đã trải qua một loạt các bước kiểm tra cuối cùng thành công được thực hiện bởi chính Rolex trong phòng thí nghiệm của riêng hãng. 
 
"Là một thuật ngữ được tạo ra bởi chính Rolex, Superlative Chronometer là chứng nhận đồng hồ có độ chính xác xuất sắc, vượt qua chứng nhận COSC được tạo thành từ hai khái niệm chính đó là Superlative: bậc nhất, tuyệt vời và Chronometer: khái niệm chỉ những mẫu đồng hồ Thụy Sĩ có độ chính xác cao đã vượt qua các bài kiểm tra độ chính xác và nhận được chứng nhận từ tổ chức COSC." 
                                                                                                      Theo Rolex
Chứng nhận áp dụng cho đồng hồ được lắp ráp hoàn chỉnh và đã trang bị bộ máy chuyển động. Độ chính xác của đồng hồ Rolex Superlative Chronometer sau khi được hoàn thiện là ±2 giây mỗi ngày ít hơn hai lần so với yêu cầu của tiêu chuẩn chính thức của đồng hồ chronometer. Độ chính xác này được Rolex kiểm tra bằng phương pháp độc quyền mô phỏng ở các điều kiện thực tế trong đó yêu cầu đồng hồ phải được đeo trong các môi trường trải nghiệm riêng biệt. 
 
 
Chứng-nhận-Superlative-Chronometer-trên-mặt-số-Rolex
 
Chứng nhận Superlative Chronometer cũng bao gồm khả năng chống thấm nước, tính năng giúp bảo vệ bộ máy không chỉ tránh tiếp xúc với nước mà còn tránh khỏi các yếu tố bên ngoài có thể làm giảm độ chính xác của nó, cũng như khả năng tự lên dây và dự trữ năng lượng, cam kết rằng đồng hồ sẽ tiếp tục hoạt động với độ chính xác cao trong khoảng thời gian dài. 
 
Các thử nghiệm của Rolex được bổ sung qua lại nhau theo một hệ thống kể cả trong quá trình phát triển và sản xuất nhằm đảm bảo độ tin cậy và độ bền của đồng hồ cũng như khả năng chống từ trường và va chạm mạnh. Chứng nhận Superlative Chronometer được nhận diện bằng con dấu màu xanh lá cây đi kèm với mỗi chiếc đồng hồ Rolex và được kết hợp với chế độ bảo hành năm năm quốc tế. 
 

Hiểu rõ hơn về chứng nhận Superlative Chronometer

 
Đối với mỗi chiếc đồng hồ Rolex, chứng nhận Superlative Chronometer bao gồm các bước kiểm tra khắt khe, nhất là đối với các tính năng chính - độ chính xác, khả năng chống thấm nước, năng lượng dự trữ và khả năng lên dây hiệu quả. Tất cả các thử nghiệm liên quan đến các tiêu chí này đều được tiến hành sau khi bộ máy chuyển động đã được lắp ráp.
 
Trụ sở Rolex
 
Trụ sở Rolex
 
Các phương pháp thử nghiệm độc quyền sẽ được sử dụng bằng các trang thiết bị công nghệ cao hoàn toàn tự động được phát triển bởi Rolex. Mỗi bộ máy đều được đệ trình lên COSC (Viện Kiểm tra Đo lường Thụy Sĩ) để được chứng nhận chính thức, quy trình này được thực hiện trong vòng 15 ngày và 15 đêm liên quan đến bảy tiêu chí loại trừ trong năm vị trí tĩnh ở ba nhiệt độ khác nhau. Chính vì thế tất cả các bộ máy Rolex đều có được giấy chứng nhận Chronometer chính thức của Thụy Sĩ.
 

Độ chính xác

 
Để thực hiện kiểm tra độ chính xác, đầu tiên Rolex sẽ đưa bộ máy đã được đóng vỏ đến phòng thử nghiệm, Rolex sẽ kiểm tra độ chính xác của chúng trong chu kỳ 24 giờ và ở bảy vị trí tĩnh khác nhau cũng như tiến hành thử nghiệm trong một giá xoay theo một phương pháp độc quyền mô phỏng việc đeo trên tay thực tế. Các tiêu chí sẽ được kiểm tra chặt chẽ nhiều hơn độ lệch trung bình. Độ sai số của Rolex Superlative Chronometer không được vượt quá ±2 giây mỗi ngày sau khi lắp ráp vỏ thay vì độ sai số −4/+6 giây mỗi ngày theo tiêu chuẩn của COSC đối với bộ máy. 
 

Khả năng chống thấm nước

 
Trong lần thử nghiệm đầu tiên, mỗi chiếc đồng hồ sẽ được kiểm tra áp suất không khí bên trong cao hơn mức áp suất thông thường được công bố và tiếp theo sẽ ngâm chúng trong bể nước siêu áp với mục đích là để đo độ chống thấm nước. Ban đầu đồng hồ sẽ được kiểm tra nhằm bảo đảm chống nước ở độ sâu 100m (330 feet) nếu vượt qua chúng sẽ được kiểm tra tiếp với áp suất nước tương đương cộng thêm 10%.
 
Đồng hồ Rolex chống nước
 
Đồng hồ Rolex chống nước
 
Đối với những mô hình đồng hồ lặn chống nước ở mức 300, 1220 và 3900m (1000, 4000 và 12800 feet) chúng sẽ được kiểm tra ở lần tiếp theo với biên độ an toàn cộng thêm là 25%. Cả quy trình sẽ được thực hiện theo phương pháp độc quyền do Rolex phát triển để thu lại kết quả cực kỳ chính xác và đáng tin cậy.
 

Khả năng lên dây tự động hiệu quả

 
Để kiểm tra hiệu quả lên dây tự động của Rolex Superlative Chronometer, hãng đã sử dụng phương pháp độc quyền nhằm đảm bảo rằng tất cả các bộ phận cơ khí bên trong phối hợp tối ưu không bị cản trở hoặc có bất kỳ dấu hiệu ma sát nào ở vỏ. 
 

Thời gian trữ cót

 
Tất cả các mẫu đồng hồ đều sẽ được lên cót đầy đủ khi bắt đầu trải qua các bài thử nghiệm và mức năng lượng thực tế của mỗi đồng hồ sẽ được xác định thông qua thời gian hoạt động trước khi dừng sau đó sẽ so sánh với mức năng lượng trong thông số kỹ thuật. 
 

Một biểu tượng của Rolex 

 
Ký hiệu biểu tượng “Superlative Chronometer Officially Certified” được được ghi trên mỗi mặt số của mô hình thuộc bộ sưu tập Oyster là một biểu tượng đặc trưng của đồng hồ Rolex. Được khai sinh và hình thành vào cuối những năm 1950, dòng chữ này có ý nghĩa tượng trưng cho sự theo đuổi không mệt mỏi của thương hiệu trong công cuộc đo đếm thời gian xuất sắc với vai trò là người tiên phong trong sự phát triển đồng hồ đeo tay chính xác từ đầu thế kỷ 20. 
 
Chứng-nhận-Superlative-Chronometer-trên-mặt-số-Rolex
 
Vào năm 1910 tại Thụy Sĩ, Rolex đã trở thành chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiện đạt được chứng nhận Chronometer chính thức. Năm 1914, một chiếc đồng hồ Rolex khác đã được cấp bằng chứng nhận độ chính xác đầu tiên của "Class A" bởi Đài quan sát Kew nổi tiếng ở Vương quốc Anh - một cơ quan có thẩm quyền cao nhất trên thế giới về độ chính xác chịu trách nhiệm trong việc chứng nhận máy đo thời gian Chronometer ở biển. Tiếp theo đó là cột mốc lịch sử vĩ đại nhất của Rolex vào năm 1926 về chiếc Oyster - chiếc đồng hồ đeo tay chống nước và chống bụi đầu tiên trên Thế giới, ra đời với mục đích bảo vệ bộ máy chuyển động có độ chính xác cao khỏi các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài. 
 
Chứng nhận “Class A” đầu tiên trên Thế giới vào năm 1914
 
Chứng nhận “Class A” đầu tiên trên Thế giới vào năm 1914
 
Các biểu tượng và dấu hiệu trên mặt số của đồng hồ Rolex đã phát triển theo thời gian để phản ánh sự theo đuổi độ chính xác không ngừng nghỉ của hãng. Từ "Chronometer" nó đã được đổi thành “Officially Certified Chronometer” vào cuối những năm 1930 trước khi đạt được hình thức cuối cùng là “Superlative Chronometer Officially Certified” vào 20 năm sau đó. Những tiêu chuẩn được đổi mới liên tục chính là minh chứng cho sự đổi mới không ngừng của Rolex với mục đích cuối cùng là đảm bảo độ chính xác cao nhất cho đồng hồ theo thời gian và duy trì sự xuất sắc của Oyster. 
 

"Officially Certified Chronometer" - Sự khác biệt của Rolex

 
Định nghĩa của Chronometer là máy đo thời gian có độ chính xác cao được chứng nhận chính thức về khả năng đo thời gian mà không bị lệch so với số giây quy định. Hiện tại, đối với đồng hồ Chronometer độ sai lệch không được chậm quá 4 giây và nhanh quá 6 giây mỗi ngày. Độ chính xác này phải được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập bên ngoài sau 15 ngày và 15 đêm kiểm tra khắt khe. Tính riêng ở Thụy Sĩ, Viện kiểm định Chronometer Thụy Sĩ chính thức (COSC) sẽ là tổ chức cấp giấy chứng nhận chính thức cho một bộ máy đáp ứng các tiêu chí Chronometer. 
 
Superlative Chronometer Officially Certified - Dấu hiệu màu xanh luôn xuất hiện ở đồng hồ Rolex
 
Superlative Chronometer Officially Certified - Dấu hiệu màu xanh luôn xuất hiện ở đồng hồ Rolex
 
Nhưng việc cấp chứng nhận này không phải thời nào cũng có, trước năm 1951, các quy định liên quan đến tiêu chuẩn kiểm tra đồng hồ Chronometer khá khác nhau, thường được thực hiện bởi chính nhà sản xuất đồng hồ đó. Tuy nhiên đối với Rolex, hãng đã tự xây dựng cho chính thương hiệu chứng nhận Chronometer khác biệt nhằm mục đích đảm bảo chất lượng các cỗ máy đo thời gian vào cuối những năm 1930, từ "Chronometer" thành "Officially Certified Chronometer".
 

Superlative Precision - Chính xác bậc nhất

 
Năm 1951, chứng nhận này đã trở thành một phần bắt buộc đối với tất cả đồng hồ Rolex và thế là trên thị trường, đồng hồ Rolex chiếm 90% tổng số đồng hồ Chronometer được chứng nhận chính thức từ năm 1927 cho đến nay. Chính Rolex cũng đã tạo ra con dấu màu đỏ gắn vào mỗi chiếc đồng hồ với dòng chữ “Officially Certified Chronometer” được chứng nhận. Tuy nhiên, Rolex vẫn muốn tiếp tục phân biệt độ chính xác trên đồng hồ Chronometer của hãng với các thương hiệu khác bằng cách đặt mục tiêu mới: Obtaining Certificates Avec Mention (Chứng nhận về hiệu suất vượt trội). 
 
Rolex Calibre 4130
 
Rolex Calibre 4130 đã đạt chứng nhận độ chuẩn xác của Thụy Sỹ được trang bị dây tóc Parachrom, có khả năng chịu được cú sốc và thay đổi nhiệt độ lớn hơn.
 
Theo các quy tắc cũ, các chuyển động có độ chính xác vượt trội trong các thử nghiệm sẽ nhận được một chứng nhận được gọi là "Especially Good Results". Từ đầu những năm 1950, người sáng lập ra Rolex là Hans Wilsdorf ngày càng muốn có thành tựu và mãi cho đến tháng 1 năm 1959, hãng cũng đã đạt được mục tiêu mới giúp cho uy tín của Rolex ngày càng được nâng cao. 
 
Có một cải tiến kỹ thuật quan trọng mở đường cho thành tựu này. Năm 1957, Rolex đã cho ra mắt bộ máy chuyển động thế hệ mới, 1500 bộ máy này được trang bị bánh xe cân bằng với 4 đinh vít Microstella chế tác bằng vàng (nay đã được nâng cấp) mang lại hiệu suất chính xác ưu việt. Các kết quả cho thấy độ chính xác cao hơn các tiêu chuẩn Chronometer cũ đã giúp Rolex đánh dấu bước đột phá mới này và thế là thuật ngữ "Superlative Chronometer" chính thức ra đời. 
 
Dấu hiệu này nay đã được thêm vào mặt số đồng hồ Rolex với cụm từ nổi tiếng "Superlative Chronometer Officially Certified". Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 50 trên các mẫu Datejust và Day-Date. Kể từ đó, ý nghĩa của thuật ngữ này đã tiếp tục được phát triển để phản ánh sự phát triển kỹ thuật trong mỗi chiếc đồng hồ Rolex cùng hiệu suất của chúng, nhân mạnh rằng đồng hồ Chronometer của Rolex luôn vượt qua các tiêu chuẩn cùng thời đại.
 
Luxury Shopping
 
0