Skip to Main Content
ĐỒNG HỒ GMT LÀ GÌ? LỊCH SỬ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

    Trong số các tính năng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, đồng hồ GMT là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, đặc biệt là đối với nam giới. Phần lớn đồng hồ GMT đều sở hữu thiết kế thể thao năng động và có khả năng chống nước tốt - sở dĩ chúng có đặc tính này là để tăng thêm phần tiện dụng để người đeo có thể dễ dàng mang nó đi du lịch, xuất ngoại hay trong một chuyến nghỉ dưỡng ở bãi biển chẳng hạn.

     

    đồng hồ gmt là gì

     

     

    Chính vì tính hữu dụng bất biến qua nhiều thời đại, GMT cũng là một trong tính năng được nhiều thương hiệu dành sự “ưu ái”, trong đó có các nhà sản xuất danh giá luôn được nhắc đến như một biểu tượng, tiêu biểu như Rolex với GMT-Master II, Omega với Seamaster Aqua Terra GMT hay Seamaster Planet Ocean GMT, TAG Heuer với  Aquaracer Professional 300 GMT, v.v.

     

    Mặc dù đã nghe đến nhiều rồi, nhưng bạn đã thật sự hiểu về nó? Cùng Luxury Shopping tìm hiểu xem đồng hồ GMT là gì? Lịch sử hình thành và cách sử dụng đồng hồ GMT.

    Đồng hồ GMT là gì?

    GMT là viết tắt của Greenwich Mean Time - Giờ chuẩn Greenwich là điểm “0” trên thang múi giờ quốc tế 24 giờ. Hiểu một cách đơn giản, trước hết, đồng hồ GMT là chiếc đồng hồ hiển thị cả khung 12 giờ và 24 giờ. Tính năng GMT cho phép chúng ta cài đặt hai hoặc ba múi giờ bổ sung trên đồng hồ của mình.

     

    dong ho gmt la gi

     

    Chi tiết hơn, một chiếc đồng hồ thông thường sẽ có kim giờ quét hết một vòng trong 12 tiếng. Trong khi đồng hồ GMT sẽ có kim giờ thứ hai (thường có mũi tên ở đầu kim) chạy bằng một cơ chế riêng để quay hết một vòng sau mỗi 24 tiếng. Bên cạnh đó, kim giờ GMT sẽ được đọc bằng một thang đo 24 giờ - thường nằm tách biệt với thang đo 12 giờ thông thường.

     

    đồng hồ GMT là gì

     

    Việc xem giờ bằng một chiếc kim GMT và khung 24 giờ tách biệt khiến cho sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm không thể xảy ra, đồng thời hạn chế sự nhầm lẫn giữa múi giờ địa phương và giờ quê nhà - một chức năng tiện dụng cho những người đi xuyên quốc gia. 

     

    Để hiểu cặn kẽ hơn về đồng hồ GMT, đầu tiên, chúng ta cần phải biết GMT là gì?

    GMT - Greenwich Mean Time là gì?

    Giờ chuẩn Greenwich gọi tắt là giờ GMT, là giờ Mặt trời trung bình theo Đài quan sát Hoàng gia ở Greenwich, London - địa điểm được quy ước nằm trên Kinh tuyến số 0 (Kinh tuyến gốc).

     

    Về mặt lý thuyết, xét tại Kinh tuyến gốc, khi Mặt trời đạt độ cao nhất trong ngày thì ở Greenwich là đúng 12 giờ trưa. Tuy nhiên, do quỹ đạo hình elip và trục nghiêng của Trái đất, thực tế Mặt trời chạm đỉnh hiếm khi chính xác vào lúc 12:00 PM GMT mà thường chênh lệch vài phút. Để giải quyết sự xê dịch này, người ta đã đưa ra phương trình thời gian và giờ GMT là giá trị trung bình hàng năm.

     

    bản đồ các múi giờ GMT các vùng trên thế giới

        

    Bản đồ thế giới của các múi giờ hiện tại. Nguồn: Wikipedia

     

    Bản thân khái niệm này có từ năm 1884, khi một công ước quốc tế đồng ý rằng Greenwich sẽ là "giờ trung bình" để so sánh với phần còn lại của múi giờ trên thế giới. Tuy nhiên, ra mắt trong thời đại chứng kiến ​​du lịch bằng thuyền buồm là phương tiện nhanh nhất trong các chuyến đi xuyên lục địa, giờ GMT không phù hợp lắm. 

     

    Mãi cho đến thời đại của máy bay, đột nhiên con người có thể vượt qua nhiều múi giờ chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Phi công bay các tuyến đường dài đặc biệt cần thiết để có thể biết thời gian tại nước ngoài và giờ giấc trong nước. Hãng hàng không mang tính biểu tượng Pan Am của Mỹ đã tiếp cận Rolex nhằm chế tạo một chiếc đồng hồ để giải quyết nhu cầu mới mẻ này. Và vào năm 1955, GMT-Master được ra mắt với quảng cáo từ Rolex là “chiếc đồng hồ đầu tiên có thể theo dõi hai múi giờ đồng thời”.  

     

    mẫu quảng cáo đồng hồ rolex gmt-master những năm 1950

        

    Mẫu quảng cáo đồng hồ Rolex GMT-Master những năm 1950

    Lịch sử đồng hồ GMT

    Tương tự như đồng hồ world time hay đồng hồ dual time, lịch sử hình thành và phát triển của đồng hồ GMT có liên đới chặt chẽ đến lịch sử đồng hồ đa múi giờ

     

    Khi du lịch toàn cầu tăng lên sau cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất (khoảng 1750/1760 đến khoảng 1820/1840), đồng hồ world time và đồng hồ GMT bắt đầu được nhiều người quan tâm hơn, phần lớn là người lao động phải vật lộn để theo dõi thời gian ở cả trong nước và nước ngoài. Nhưng để biết những chiếc đồng hồ này hoạt động như thế nào thì phải nắm được nền tảng mà chúng hoạt động.

     

    cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

     

    Giờ chuẩn Greenwich có nguồn gốc sâu xa từ một trong những cha đẻ vĩ đại của ngành chế tạo đồng hồ, John Harrison - người đã sử dụng phát minh máy đo thời gian hàng hải của mình để xác định kinh độ bằng cách so sánh với buổi trưa của địa phương đến giữa trưa trở lại cảng vào thế kỷ 18.

     

    John Harrison lịch sử đồng hồ gmt

       

    John Harrison (1693-1776), thợ đồng hồ tự học người Anh, người đã phát minh ra đồng hồ hàng hải, với nguyên lý sử dụng thanh lưỡng kim.

     

    Khi hệ thống định vị mới này đưa Britannia đến với thành công hàng hải, ngành đường sắt và sự trỗi dậy của viễn thông toàn cầu làm tiền đề cho Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế năm 1884 thiết lập Giờ chuẩn Greenwich, chia thế giới thành 24 múi giờ với Greenwich của London là kinh tuyến 0° còn được gọi là “kinh tuyến gốc”.

     

    Bất kể mọi người di chuyển bằng tàu hỏa, máy bay phản lực hay tàu biển, ai cũng cần có một thiết bị để theo dõi không chỉ thời gian tại nơi mà họ đang ở, mà còn là thời gian tại quê nhà, nơi mà họ đã đăng ký để xuất ngoại. 

     

    Và trong bối cảnh đó, chiếc đồng hồ GMT đầu tiên đã ra đời, nhưng nó cũng không phải do Rolex sản xuất. Đó là một thương hiệu ít được biết đến có tên là Glycine với bộ sưu tập Airman đã công bố chiếc đồng hồ có khả năng theo dõi múi giờ thứ hai trên thang 24 vào năm 1953. Vi diệu thay, chỉ hai năm sau đó, Rolex đã công bố chiếc GMT-Master của mình và quảng bá nó như chiếc đồng hồ GMT đầu tiên. 

     

    chiếc đồng hồ gmt đầu tiên trên thế giới Glycine Airman

       

    Chiếc đồng hồ GMT Glycine Airman đầu tiên

     

    Chiếc đồng hồ Rolex GMT-Master Ref. 6542 kết hợp kim GMT có mũi tên cùng với màn hình giờ địa phương và vành bezel xoay 24 giờ đã nhanh chóng trở thành phụ kiện tiêu chuẩn đối với các phi cơ trưởng của Pan Am, và sau đó là những hành khách có gu ăn mặc cũng bắt đầu thích thú.

     

    lịch sử đồng hồ gmt

       

    Mẫu tin quảng cáo Rolex GMT-Master năm 1956

      

    Kể từ đó cho đến nay, hầu hết các đồng hồ GMT được phân biệt bằng cách sử dụng một kim riêng biệt có mũi tên lớn (thường được sơn màu tương phản) để chỉ giờ GMT hoặc giờ địa phương. Múi giờ thứ hai được theo dõi thông qua kim GMT trung tâm này và đọc bằng một thang đo 24 giờ có thể nằm trên mặt số hoặc trên vành bezel (cố định hoặc xoay được). 

     

    Vành bezel có thể xoay được sẽ giúp người đeo có thể thiết lập để chỉ ra múi giờ thứ ba - miễn là chúng ta có thể thực hiện một số phép toán nhanh.

     

    Năm 1972, GMT được thay thế bằng UTC - Coordinated Universal Time - Giờ Phối hợp Quốc tế, dựa trên phương pháp nguyên tử và bản thân nó không phải là múi giờ. Hầu hết các nhà sản xuất đồng hồ sử dụng từ “GMT” thay vì “UTC” trong tên đồng hồ của họ, mặc dù IWC đã được biết là sử dụng ký hiệu này.

     

    Năm 1983, Rolex công bố GMT-Master II thay thế cho GMT-Master ban đầu. GMT-Master II là chiếc Rolex đầu tiên có kim 24 giờ độc lập. Cải tiến này cho phép chúng ta cài đặt múi giờ thứ hai mà vẫn không ảnh hưởng gì đến thời gian đang chạy (có nghĩa là khi xoay kim giờ, kim GMT vẫn đứng yên) và hiện nay đang là tiêu chuẩn cho một tính năng GMT thật thụ vì nó thật sự hữu ích cho những người thường xuyên chuyển đổi giữa các múi giờ.

     

    đồng hồ rolex gmt-master ii ra mắt năm 1983

    Đồng hồ GMT hoạt động như thế nào?

    Cơ chế hoạt động của đồng hồ GMT là một sự sáng tạo đáng kinh ngạc. Kinh ngạc không phải vì sự phức tạp của nó mà vì sự khéo léo đơn giản của nó. Trong một bộ máy thông thường, loạt bánh răng được tạo ra để quay kim giờ giáp một vòng sau 12 tiếng, và tất cả những gì cần làm đối với đồng hồ GMT, là làm sao để cơ chế của nó có thể chuyển số kim giây để chạy nhanh hơn một nửa, kèm theo đó là một thang thời gian bổ sung 24 giờ. 

     

    Nói cách khác, kim 24 giờ chỉ cần quay giáp vòng mặt số 1 lần (thay vì 2 lần) trong một ngày, không tạo ra sự nhầm lẫn về việc đó là ban ngày hay ban đêm. 

     

    đồng hồ gmt hoạt động như thế nào

     

    Vành bezel màu đỏ và màu xanh dương mang tính biểu tượng gắn liền với chiếc Rolex GMT-Master ra đời như một giải pháp đầu tiên của Rolex cho bài toán hóc búa về Ngày và Đêm. Kim GMT chỉ vào thời gian 24 giờ, đồng thời giúp xác định Ngày hoặc Đêm (xanh dương cho ban đêm, màu đỏ cho ban ngày). Và bởi vì vành bezel có thể xoay được, nên bất kỳ giờ nào cũng có thể được đặt để tương ứng với kim GMT, do đó có thể xác định múi giờ thứ hai ngay tức thì - thông minh nhưng cực kỳ đơn giản. 

    Cách sử dụng đồng hồ GMT

    Cách sử dụng núm điều chỉnh

    Một chiếc đồng hồ GMT tiêu chuẩn sẽ có núm điều chỉnh hoạt động ở 3 nấc khác nhau. 

     

    Nấc 0: Thường có tác dụng niêm phong vỏ đồng hồ để chống nước và chống bụi bẩn, không sử dụng để cài đặt. Mỗi khi cài đặt xong, chúng ta đều phải trả núm điều chỉnh về nấc 0 để bảo vệ bộ máy.

     

    Nấc 1: Dùng để lên dây cót thủ công cho đồng hồ và thường không dùng để cài đặt gì. 

     

    Nấc 2: Dùng để di chuyển kim giờ của đồng hồ, đồng thời dùng để cài đặt lịch ngày của nó. Tại vị trí ngày, kim GMT và kim phút sẽ không thể xoay được. Kim giây chạy bình thường.

     

    Nấc 3: Dùng để di chuyển tất cả các kim, bao gồm cả kim GMT. Thông thường, khi sử dụng tính năng GMT, chúng ta đều sẽ bắt đầu ở vị trí này. Tại đây, kim giây không chạy.

     

    Tất nhiên, cách sử dụng núm điều chỉnh của đồng hồ GMT không phải lúc nào cũng như vậy, nó còn phụ thuộc nhiều vào thương hiệu và cấu trúc riêng biệt của mỗi chiếc đồng hồ. Vì vậy, hãy dành thời gian để nghe tư vấn viên giới thiệu cách sử dụng hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong bộ tài liệu đi kèm của nó.

     

    cách sử dụng núm điều chỉnh đồng hồ gmt

     

    Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách theo dõi 2 và 3 múi giờ riêng biệt cũng như cách sử dụng đồng hồ GMT làm la bàn.

    Theo dõi 2 múi giờ

    Bước 1: Để đo 2 múi giờ, trước tiên, bạn sẽ đặt kim GMT thành giờ địa phương dựa trên thang 24 giờ bằng cách kéo núm điều chỉnh ra nấc thứ 3 và xoay ngược chiều kim đồng hồ.

    Ví dụ: chẳng hạn ở Việt Nam đang là 17:00, bạn sẽ xoay kim GMT đến khi nó trỏ đến số mốc 17 trên vành bezel.

     

    Bước 2: Bạn sẽ cài đặt thời gian hiện tại với kim giờ bằng cách đẩy núm điều chỉnh về nấc thứ 2 và xoay ngược chiều kim đồng hồ. 

    Ví dụ: chẳng hạn ở Việt Nam đang là 17:00, chúng ta sẽ xoay kim giờ đến khi nó trỏ đến số 5 trên mặt số.

     

    Như vậy, sau hai bước đầu tiên, chúng ta đã có thể đọc thời gian hiện tại bằng cả thang 12 giờ và thang 24 giờ. Tiếp theo, để theo dõi múi giờ thứ hai, chúng ta sẽ sử dụng vành bezel và lấy điểm chuẩn là con trỏ (hình tam giác) nằm ở hướng 12 giờ.

     

    Bước 3: Xoay vành bezel với thời gian chênh lệch tương ứng giữa hai múi giờ. 

     

    Ví dụ 1: chẳng hạn ở Việt Nam đang là 17:00, và ở Tokyo Nhật Bản là 19:00. Vậy chúng ta sẽ xoay vành bezel cùng chiều kim đồng hồ với con trỏ sẽ nhích lên 2 tiếng. 

     

    Lúc này, 12 giờ trên mặt số sẽ tương ứng với 22 giờ trên vành bezel. Kim GMT sẽ trỏ vào 19:00 trên vành bezel và đây là giờ Nhật Bản.

     

    Ví dụ 2: chẳng hạn ở Việt Nam đang là 17:00, và ở Pakistan đang là 13:00. Vậy chúng ta sẽ xoay vành bezel ngược chiều kim đồng hồ, sao cho con trỏ sẽ lùi về 2 tiếng. (trong trường hợp vành bezel xoay 2 hướng). 

     

    Nếu vành bezel chỉ xoay được 1 hướng thì trong ví dụ này, chúng ta sẽ xoay vành bezel sao cho con trỏ tiến lên phía trước 22 tiếng.

     

    Lúc này, 12 giờ trên mặt số sẽ tương ứng với 2 giờ trên vành bezel. Kim GMT sẽ trỏ vào 13:00 trên vành bezel và đây là giờ Pakistan.

     

    Bước 4: Trả núm điều chỉnh về vị trí ban đầu. 

     

    Như vậy, chúng ta đã có thể dễ dàng theo dõi 2 múi giờ - thời gian quê nhà bằng thang 12 giờ trong mặt số, và thời gian ở nước ngoài bằng thang 24 giờ trên vành bezel.

    Theo dõi 3 múi giờ

    Bước 1: Kéo núm điều chỉnh ra nấc số 3 - đặt kim GMT thành giờ GMT (giờ chuẩn Greenwich). 

     

    Ví dụ: Giờ GMT đang là 10 giờ sáng, như vậy chúng ta cần di chuyển kim GMT trỏ đến mốc 10 trên bezel. 

     

    Để biết được giờ GMT hiện tại, bạn chỉ cần tìm kiếm trên Google hoặc lấy giờ hiện tại của Việt Nam trừ đi 7 tiếng.

     

    Bước 2: Kéo núm điều chỉnh ra nấc số 2, điều chỉnh kim giờ, kim phút sao cho đúng thời gian địa phương. 

    Ví dụ: chẳng hạn ở Việt Nam đang là 17:00, xoay kim giờ sao cho trỏ đến số 5 trên mặt số.

     

    Bước 3: Sử dụng khung bezel để cài đặt múi giờ thứ ba bằng cách xoay khung bezel. Lưu ý, độ chênh lệch dựa trên múi giờ gốc (giờ GMT mà chúng ta đã cài ở bước 1).

    Ví dụ: Đối với múi giờ Tokyo, Nhật Bản là +9, chúng ta sẽ xoay vành bezel để lùi về phía trước 9 tiếng. Lúc này, mốc 12 giờ trên mặt số sẽ trùng với mốc 15 trên vành bezel. 

     

    Bước 4: Như vậy, lúc này chúng ta sẽ thu được kết quả là: giờ GMT là 10:00; giờ Việt Nam là 17:00 và giờ Nhật Bản là 19:00. 

     

    Tương tự, trong trường hợp múi giờ thứ hai không phải giờ GMT mà là múi giờ khác, chúng ta chỉ cần biết UTC của nó là bao nhiêu, sau đó thực hiện phép toán cộng trừ đơn giản để xem múi giờ thứ hai và múi giờ thứ ba chênh lệch với nhau mấy tiếng, từ đó thực hiện các bước tương tự để xác định thời gian nhanh chóng. 

     

    Và một điều nữa, không khó để nhận ra rằng mặc dù chiếc Rolex GMT-Master II của bạn có thể dùng để hiển thị múi giờ thứ ba, nhưng nó không thể hiển thị cùng lúc 3 múi giờ. Tuy nhiên, nó có thể cung cấp cho bạn một cách dễ dàng để xem múi giờ khác chỉ bằng vài cái tính toán đơn giản. 

     

    cách sử dụng đồng hồ gmt

    La bàn

    Một điều khá thú vị là chúng ta có thể sử dụng kim GMT như một kim la bàn. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng nó vẫn có thể làm nổi bật hướng Bắc hoặc hướng Nam tùy thuộc vào bán cầu của bạn. Bằng cách đặt kim GMT theo giờ địa phương, sau đó đặt đồng hồ ở mặt phẳng nằm ngang và hướng đầu kim GMT chỉ về hướng Mặt trời, nếu bạn đang ở bán cầu Bắc, kim GMT sẽ chỉ về phía Bắc, nếu bạn đang ở bán cầu Nam, kim GMT sẽ chỉ về phía Nam.

    Đồng hồ GMT có giá bao nhiêu?

    Tương tự như các loại đồng hồ khác, giá cả của đồng hồ GMT phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thương hiệu, chất lượng, cấu tạo bộ máy, vật liệu chế tạo, độ hiếm, v.v. Những chiếc đồng hồ GMT chính hãng giá rẻ thường sẽ đến từ những thương hiệu đại chúng như Tissot, Citizen, Seiko, Victorinox, Stuhrling, v.v có giá từ khoảng 8 triệu đến dưới 20 triệu VNĐ. Phần lớn chúng đều sử dụng máy pin thạch anh. 

     

     

     

    Ở phân khúc trung bình, chúng ta sẽ có đa dạng sự lựa chọn hơn, từ kiểu dáng đến thiết kế. Chúng có thể đến từ những nhà Mốt đình đám như Salvatore Ferragamo hay Versace với phong cách thời trang nam tính, hoặc cũng có thể là các dòng sản phẩm đến từ những thương hiệu đồng hồ Swiss Made nổi tiếng như Frederique Constant, Hamilton, Mido, Rado, Longines, Mido, v.v với mức giá trung bình từ 20 triệu đến dưới 100 triệu VND. 

     

     

       

     

    Và cuối cùng, những kiệt tác xa xỉ khó bỏ qua như Rolex GMT-Master II, Omega Aqua Terra GMT, TAG Heuer Aquaracer Professional GMT 300M GMT, Bulgari Octo Finissimo Chronograph GMT chắc chắn là một điểm đến hấp dẫn dành cho giới sành đồng hồ cao cấp. 

     

     

    Đồng hồ GMT thích hợp cho những ai?

    Nếu bạn là người thường xuyên đi du lịch, dự định đi du học hoặc tu nghiệp ngắn hạn ở nước hoài trong thời gian sắp tới, định cư hoặc cần đi công tác, thì một chiếc đồng hồ GMT là điều cần thiết. Phi công, thủy thủ, doanh nhân và phái đẹp cũng không ngoại lệ, đều có thể sử dụng đồng hồ GMT một cách hiệu quả. Đồng hồ đa múi giờ cũng được ưa chuộng vì phong cách vốn có của chúng, trong đó đồng hồ GMT là một lựa chọn luôn chiếm được đông đảo sự quan tâm. Vì vậy, ngay cả khi bạn không sử dụng chức năng GMT thường xuyên, nó vẫn có thể là một tính năng bổ sung tuyệt vời cần có với một chiếc đồng hồ đeo tay sẽ đồng hành cùng bạn mỗi ngày. 

     

    đồng hồ gmt thích hợp cho ai

    Mua đồng hồ GMT chính hãng ở đâu?

    Với một tính năng đòi hỏi tương tác cao giữa người dùng và núm điều chỉnh cũng như vành bezel như GMT, việc lựa chọn một chiếc đồng hồ GMT chính hãng là thật sự cần thiết. Bên cạnh việc đảm bảo độ bền của bộ máy và cách vận hành trơn tru của nó khiến nó có tuổi thọ lâu hơn, đồng hồ chính hãng còn sẽ được bảo hành tốt hơn với sự hỗ trợ của cả nơi cung cấp và hãng sản xuất.

     

    mua đồng hồ gmt chính hãng ở đâu

     

    Với hơn 50 thương hiệu nổi tiếng thế giới, Luxury Shopping tự hào mang đến cho khách hàng những chiếc đồng hồ GMT chính hãng với chất lượng được đảm bảo tuyệt đối, bảo hành tại hãng và hỗ trợ bảo hành tại công ty lên đến 10 năm. Liên hệ với Luxury Shopping hotline hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ thêm thông tin.

     
    0