Skip to Main Content
HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐỒNG HỒ VÀ DÂY ĐEO TẠI NHÀ
Quãng thời gian dài tại nhà ngay lúc này chính là thời điểm thích hợp nhất để bạn chăm chút vào việc vệ sinh và làm mới cỗ máy thời gian của mình. Đừng nghĩ rằng công việc này đơn giản chỉ giúp tân trang vẻ ngoài cho chiếc đồng hồ của bạn, nếu thực hiện đúng và thường xuyên còn có thể giúp ích không nhỏ trong việc kéo dài tuổi thọ cho chúng nữa đấy. Nằm lòng ngay các hướng dẫn vệ sinh đồng hồ tại nhà hiệu quả mà LuxShopping cung cấp cho bạn thông qua bài viết này nhé!
 
VỆ SINH ĐỒNG HỒ
 

Những lưu ý trước khi thực hiện vệ sinh đồng hồ tại nhà:

 
Vẫn có một số yếu tố khá quan trọng cần cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện quy trình bảo dưỡng đồng hồ tại nhà nếu không muốn công sức bạn bỏ ra là vô nghĩa. Trước hết, hãy xác định những đặc điểm mà chiếc đồng hồ bạn dùng thuộc loại nào dưới đây:
 

- Mặt kính đồng hồ: 

VỆ SINH ĐỒNG HỒ 1
Có 3 loại kính phổ biến được dùng làm mặt đồng hồ
 
Nếu là mặt kính thông thường, bề mặt của những công cụ vệ sinh cần đảm bảo tính mềm mại tối đa nhằm tránh gây ra những vết xước không mong muốn trong quá trình làm sạch. Khăn bông mềm, tăm bông gòn hay khăn giấy là những gợi ý phù hợp; trong khi đó, nếu đồng hồ của bạn được trang bị kính sapphire hay kính khoáng chống trầy thì bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng để thay thế. Lực tay trong quá trình ma sát lau chùi cũng là yếu tố mà bạn cần phải kiểm soát. 
 

- Chất liệu:

 
Vật liệu làm nên cỗ máy của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến cách vệ sinh đồng hồ hiệu quả. Một chiếc đồng hồ kim loại, ceramic hay titanium có thể khá dễ dàng để làm sạch nhưng chỉ cần phủ lớp mạ màu PVD hay Ion thì cần cẩn trọng hơn trong thao tác và lực tay.
 
VỆ SINH ĐỒNG HỒ 2
 
Đối với các vật liệu ít gặp như đồng (bronze), sợi carbon hay đồng hồ đính kim cương, đá quý thì tốt hơn hết, việc bảo dưỡng và vệ sinh nên được thực hiện bởi những người thợ chuyên nghiệp.
 

- Khả năng chống nước:

Các bài hướng dẫn vệ sinh đồng hồ thường nhấn mạnh rất nhiều về khả năng chống nước đồng hồ bởi việc tiếp xúc với các dung dịch tẩy rửa là không thể tránh khỏi. Theo khuyến cáo, những cỗ máy sở hữu mức kháng nước từ 30m trở xuống chỉ nên được vệ sinh bởi khăn ẩm vắt khô, hoặc thẩm chí là các dụng cụ khô hoàn toàn.
 
VỆ SINH ĐỒNG HỒ 3
Cần xác định rõ mức chống nước của đồng hồ trước khi vệ sinh
 
Ngược lại, sử dụng có kiểm soát nước hay xà phòng là an toàn đối với những chiếc đồng hồ có mức chống nước từ 50m trở lên. Không khó hiểu khi đây là khuyến cáo quan trọng từ các chuyên gia vì chỉ bởi một lượng nước nhỏ xâm nhập, cỗ máy của bạn rất có thể sẽ bị hư hỏng hoàn toàn.
 

Quy trình vệ sinh đồng hồ chi tiết:

 
Hướng dẫn vệ sinh đồng hồ đúng cách sẽ bắt đầu bằng việc tháo rời phần dây đeo ra khỏi mặt số đồng hồ để bảo dưỡng riêng biệt. Thao tác này không chỉ giúp quá trình thực hiện trở nên đơn giản và nhanh chóng mà còn khiến chiếc đồng hồ của bạn được làm sạch kĩ hơn nữa đấy!
 

Vệ sinh mặt đồng hồ:

 
Chuẩn bị một cốc nước ấm và cho vào đó một lượng nhỏ xà phòng, nước rửa chén hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để tạo thành hỗn hợp tẩy rửa nhẹ. Nhúng bàn chải lông mềm vào hỗn hợp này và nhẹ nhàng chà lau toàn bộ mặt đồng hồ, chú ý vào các khe kẽ kết nối.
 
VỆ SINH ĐỒNG HỒ 4
 
Sau khi hoàn tất, cần rửa sạch xà phòng bám trên mặt đồng hồ bằng nước sạch. Bạn có thể nhúng nhanh nó qua nước (đối với mức chống nước từ 50 -100m) hoặc xả hoàn toàn dưới vòi nước đang chảy (đối với mức chống nước 100m trở lên). Như đã đề cập trước đó, có thể dùng khăn bông, bàn chải khô hoặc tăm bông thấm ít nước để làm sạch nếu đồng hồ của bạn có chỉ số chống nước chỉ từ 30m trở xuống. Ngoài ra, bảo đảm tất cả các núm vặn được đóng chặt trong quá trình này là yêu cầu bắt buộc trong các hướng dẫn vệ sinh đồng hồ đúng cách. 
 

Vệ sinh dây đồng hồ

 
Mặc dù việc làm sạch có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhưng phần dây đeo lại có những quy trình bảo dưỡng khác nhau tùy thuộc vào chất liệu dây. Sau đây là cách vệ sinh đồng hồ cụ thể cho từng loại dây đeo khác nhau:
 

- Dây đồng hồ kim loại:

 
Tương tự với mặt đồng hồ, các bạn chỉ cần ngâm dây đeo vào dung dịch nước ấm - xà phòng đã chuẩn bị trước trong khoảng từ 2- 3 phút, sau đó làm sạch nhẹ nhàng cả hai mặt dây kim loại bằng bàn chải mềm hoặc khăn tay để loại bỏ các lớp bụi bẩn tích tụ.
 
 
Kết thúc quy trình bằng việc xả sạch cặn xà phòng dưới nước và lau khô tự nhiên dây đeo trước khi sử dụng chúng trở lại.  
 

- Dây đồng hồ da:

 
Là một loại vật liệu hữu cơ khá nhạy cảm, hướng dẫn vệ sinh đồng hồ dây da sẽ có những yêu cầu đặc biệt hơn. Về cơ bản, chỉ nên dùng khăn mềm ẩm nhỏ vài giọt dung dịch xà phòng và nhẹ nhàng lau chùi khắp bề mặt da để làm sạch, không nên dùng bàn chải vì da rất dễ bị xước. Lau lại lần nữa với khăn ướt để làm sạch xà phòng và lau khô là hoàn tất. 
 
 
 

- Dây đồng hồ vải, cao su:

 
Đây là loại chất liệu có thể dễ dàng được làm sạch nhất. Bạn có thể giặt dây vải trong dung dịch xà phòng loãng hoặc dùng khăn lau (đối với dây cao su), sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch cho hết cặn xà phòng rồi để khô nơi thoáng mát. Cần lưu ý là không nên sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh, điều này có thể làm phai màu vải và ảnh hướng đến chất cao su của dây đeo. Tuy nhiên chúng không quá khó để thay mới nếu bị nhiễm những vết bẩn cứng đầu vì hai loại dây đeo này có giá thành tương đối rẻ. 
 
 
Trên đây là hướng dẫn vệ sinh đồng hồ và dây đeo chi tiết để bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đứng trước những trường hợp phức tạp thì cách tốt nhất vẫn là mang chúng đến các cơ sở vệ sinh chuyên nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có để tìm đến cửa hàng đồng hồ cao cấp Luxury Shopping để thay mới các loại dây đeo chính hãng cho chiếc đồng hồ yêu thích của mình nữa đấy! 
 
Luxury Shopping
 
0