Skip to Main Content
LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH ĐO NHỊP TIM

MỤC LỤC

 

ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH ĐO NHỊP TIM LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Đồng hồ chronograph đo nhịp tim (còn biết đến với cái tên đồng hồ chronograph pulsometer) là một chiếc đồng hồ bấm giờ thông thường nhưng có thêm thang đo PULSOMETER xung quanh viền của mặt số.
 Để sử dụng đồng hồ chronograph pulsometer, bạn cần thực hiện các bước sau: 


Bước 1: Bắt mạch và bắt đầu bấm giờ ngay trong nhịp tim đầu tiên. 

Bước 2: Đếm đủ 30 nhịp tim thì bấm nút dừng lại. (Trong trường hợp thang PULSOMETER có cơ số tối đa là 15 thì đếm 15 nhịp tim rồi bấm nút dừng)

Bước 3: Dựa vào kim chronograph và thang đo pulsometer để đọc số nhịp tim trong 1 phút của bạn. 

 

đồng hồ chronograph đo nhịp tim pulsometer là gì và cách sử dụng

 

Đồng hồ chronograph pulsometer đã từng rất phổ biến trong quá khứ, chúng thường được các bác sĩ sử dụng để bắt mạch cho bệnh nhân. Ngày nay, tính năng đo nhịp tim của đồng hồ chronograph tương đối hiếm thấy trên thị trường, hầu hết các mẫu đồng hồ chronograph hiện đại sẽ dùng thang đo tachymeter thay vì pulsometer. Nguyên nhân chính là do công nghệ phát triển nhanh chóng, người ta có thể xác định nhịp tim thông qua một vài ứng dụng sức khỏe trên điện thoại di động, đồng hồ smartwatch hay đồng hồ digital bất cứ lúc nào họ muốn mà không cần thao tác rườm rà hay phải ngồi bắt mạch. 


Nhưng dù sao đi nữa, đồng hồ chronograph đo nhịp tim cũng tồn tại như một phát minh nhân văn với mục đích cao cả trong quá khứ, và cũng là điều đáng tự hào của ngành chế tạo đồng hồ cơ khí lúc bấy giờ. 

LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH ĐO NHỊP TIM

Lịch sử của việc đo nhịp tim bắt nguồn từ những ngày đầu tiên của thời cổ đại được ghi lại và có cả những câu chuyện về nguồn gốc phương Đông với yếu tố huyền bí. Một số người cho rằng một vị Hoàng đế Trung quốc (hay Huangdi, khoảng năm 2500 TCN) là người sáng lập thần kinh học - nghiên cứu về mạch đập. Một số người khác trích dẫn các mô tả của bác sĩ và nhà khoa học Hy Lạp Herophilus (khoảng năm 335-280 TCN).

 

lịch sử đồng hồ chronograph đo nhịp tim pulsations

  

— Hình ảnh mô tả Hoàng Đế vẽ bởi Cao Bá Tôn. Nguồn: Wellcome Images


Nhịp tim học của Huangdi và phương pháp thực hành ban đầu của Trung Quốc sau đó, là một mối liên hệ chủ yếu thần bí giữa nhịp đập với tiên lượng. Mặc dù không dựa trên quan sát lâm sàng, nhưng nó vẫn là cơ sở để xác định các chi tiết cụ thể như giới tính của thai nhi hoặc ngày mà đứa trẻ đó sẽ chết trong tương lai, ngay cả khi tương lai đó là 35 năm sau. 

 

lịch sử đồng hồ chronograph đo nhịp tim pulsations

   

— Một vị thái y đang bắt mạch cho nữ nhân quý tộc, 1915. Nguồn: Thư viện Hình ảnh Mary Evans


Herophilus (335-280 TCN) - Cha đẻ của ngành giải phẫu học, người chỉ được biết đến qua các tác phẩm đầy kinh nghiệm của Aelius Galenus (131-200 CN), là người đầu tiên mô tả các xung động mạch nhịp nhàng bằng kích thước, tần số, lực và nhịp điệu của chúng. Ông cũng là bác sĩ đầu tiên được biết đến để đo nhịp tim theo tiêu chuẩn bên ngoài, đồng hồ điện tử hay đồng hồ nước. 


Được biết đến sớm nhất từ năm 1417 TCN, đồng hồ nước sử dụng dòng chảy của nước vào hoặc ra khỏi bình được đánh dấu theo khoảng thời gian tương ứng. Một số người khác, bao gồm Archigenes (thế kỷ thứ nhất CN) và Rufus of Ephesus (thế kỷ thứ hai CN) đã mô tả thêm các biến thể xúc giác của mạch đập trước khi Galenus - nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã - tác giả 18 cuốn sách về mạch đập thống trị tư tưởng y học trong 1500 năm tiếp theo.

 

lịch sử đồng hồ bấm giờ đo xung nhịp tim pulsometer

  

— Herophilus (phải) dạy giải phẫu học,1906, bởi Veloso Salgado. Nguồn: Wikipedia


Các bài viết của Galenus bao gồm các phép đo được thống nhất về mạch đập khi ông cố gắng hình thành một loại chẩn đoán xoay quanh các đặc điểm của nó. Mặc dù những chiếc đồng hồ đầu tiên được phát minh bởi người Hy Lạp, những mô tả của ông vẫn mang tính so sánh. Việc thiếu các tiêu chuẩn đo lường này sẽ khiến quá trình đo huyết áp bị trì trệ cho đến thời của Johannes Kepler và Galileo Galilei. 


Đóng góp của Johannes Kepler (1571-1630 CN) cho lịch sử này tuy không lớn lao nhưng thực sự quan trọng. Ông là người đầu tiên xây dựng bảng nhịp tim bằng cách sử dụng máy đo thời gian bên ngoài. Ông nhận ra rằng nhịp tim “bình thường” là 80 nhịp/phút ở phụ nữ và 70 nhịp/phút ở đàn ông. Đáng chú ý, mặc dù đã trải qua một thiên niên kỷ rưỡi giữa các phép đo của ông và của người Hy Lạp, chiếc máy đo thời gian bên ngoài của ông vẫn là một loại đồng hồ nước. 

 

 

 Hình minh họa đồng hồ nước của Ctesibius (285-220 TCN)

  

— Hình minh họa đồng hồ nước của Ctesibius (285-220 TCN). Nguồn: Wikipedia.


Tuy nhiên, Galileo Galilei (1564 - 1624 CN) sẽ chấm dứt điều đó. Luôn luôn đan xen lịch sử của horology và sphygmology, ông đã tạo ra một trong những công cụ chính xác đầu tiên: một máy tính thời gian dựa trên nhịp đập. 


Phần mở đầu của đoạn lịch sử này là một câu chuyện nổi tiếng, mặc dù chưa biết là có mấy phần ngụy tạo. Khi đang ngồi trong nhà thờ ở Pisa, Galileo nhận thấy rằng sự lắc lư của một chiếc đèn chùm dường như xảy ra trong những khoảng thời gian không phụ thuộc vào chiều dài vòng cung của nó, hoặc khoảng cách chiếc đèn chùm lắc lư. Sử dụng nhịp đập của mình để theo dõi những khoảng thời gian này, ông xác nhận quan sát, điều này đã dẫn ông đến công trình nghiên cứu của chính mình - Equations for a Falling Body


Hành trình khám phá các phương trình này ít được biết đến hơn, nhưng được ghi chép tốt hơn là việc ông tạo ra pulsilogon để tính thời gian cho các thí nghiệm của mình. Thiết bị này là thiết bị đầu tiên phân chia chính xác thời gian thành các khoảng thời gian ngắn hơn một chút, về cơ bản là một con lắc có chu kỳ dao động khớp với nhịp tim. Sau khi thiết lập con lắc điều chỉnh xung, Galileo đã có thể đo lường một cách chính xác hơn thời gian mà các quả bóng có trọng lượng khác nhau lăn trên mặt phẳng nghiêng. Không phải là đồng hồ bấm giờ Moinet, nhưng nó đủ để phát hiện ra rằng lực hấp dẫn có cùng tốc độ gia tốc lên tất cả các vật thể. 

 

Galileo Galilei, bức chân dung năm 1636 bởi Justus Sustermans

   

— Galileo Galilei, bức chân dung năm 1636 bởi Justus Sustermans. Nguồn: Wikipedia


Tựa như độ chính xác horologic tiến triển trong suốt nhiều thế kỷ - đỉnh điểm vào thế kỷ 18 và 19, các bác sĩ chậm rãi trở nên quan tâm nhiều hơn vào thời gian như một biện pháp y tế quan trọng. Chiếc pulsometer đầu tiên không phải một chiếc đồng hồ chronograph, nhưng đó đã đại diện cho một phát minh đầu tiên khác trong lịch sử chế tạo đồng hồ: kim giây. Người phát minh ra nó là bác sĩ John Floyer người Anh (1649-1734).


Để phục vụ cho việc theo dõi sự thay đổi của nhịp tim bệnh nhân, Floyer đã chế tạo một chiếc đồng hồ di động với bánh răng thủ công, kim giây và cần gạt để ông ấy có thể bắt đầu và dừng bộ máy để theo dõi từng giây trôi qua. Khi Floyer phát minh ra chiếc đồng hồ của mình vào năm 1709, độ chính xác của nó đáng kinh ngạc đến mức không một nhà sản xuất đồng hồ nào lúc bấy giờ chia khung thời gian của họ chi tiết đến dưới một phút. 


Với phát minh của mình, John Floyer đã có thể ghi lại và theo dõi nhịp tim và hô hấp của bệnh nhân ở nhiều trạng thái khác nhau, từ đó so sánh tương đối giữa tình trạng của bệnh nhân với trạng thái của người thường. Mặc dù đây là phát minh quan trọng, nhưng nó lại tương đối không được đánh giá cao vào thời điểm đó, có thể do thực tế là nó chạy bất thường - sai số khoảng ±5 giây/phút.

 

Thiết kế ban đầu của Floyer về chiếc đồng hồ đo nhịp tim của mình. Nguồn: The physician’s pulse watch by John Floyer

   

— Thiết kế ban đầu của Floyer về chiếc đồng hồ đo nhịp tim của mình. Nguồn: The physician’s

pulse watch by John Floyer


Công trình sáng tạo của Floyer đã không được tiếp tục cho đến gần một thế kỷ sau, khi William Falconer (1744-1824 CN) ghi lại và công bố các bảng phức tạp về nhịp tim. Vào thời điểm này trong y học, việc xác định bệnh tật chỉ dựa trên việc xem xét bệnh sử và khám sức khỏe, các trang thiết bị quan trọng như nhiệt kế vẫn chưa được sử dụng trong thực hành lâm sàng. William Falconer đã cố gắng sử dụng bảng của mình để hỗ trợ việc xác định này bằng cách điều chỉnh nhịp tim ban đầu của bệnh nhân theo tiêu chuẩn 75, sao cho có thể sử dụng sự gia tăng so với tốc độ đã điều chỉnh để đánh giá thời điểm họ bị bệnh. 

 

 

Hình ảnh minh họa William Falconer

 

Hình ảnh minh họa William Falconer. Nguồn: ART UK


Bất chấp sự quan tâm mới của ông, việc truyền bá mạch đập trong y học lâm sàng phải mất thêm 50 năm nữa. Stokes và Graves là những người đề xướng chính dẫn đến việc phát triển truyền bá này. Mặc dù cả hai đều là những vĩ nhân trong lịch sử y học, nhưng sự nhiệt tình của họ đối với việc truyền bá học thuyết về nhịp tim đã khiến cả hai trở thành người phát minh ra kim giây - hiện nay, Wikipedia vẫn cho rằng đó là phát minh của Graves. 


Khi ứng dụng lâm sàng của máy đo nhịp tim phát triển, các công cụ khác đã được tạo ra để đánh giá chính xác những thay đổi của hệ thống tim mạch trong thời gian ngắn. Quan trọng nhất trong số này là máy ghi kymograph - một loại máy đo chấn động mạch cho thấy nhịp tim thay đổi như thế nào khi bạn hít vào hoặc thở ra; và galvanometer - điện kế, tiền thân của điện tâm đồ hiện đại được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1890. Những tiến bộ này và mối liên kết rõ ràng giữa nhịp tim và bệnh tật, đã chứng minh tầm quan trọng của nhịp tim đối với ngành y tế và khiến cho đồng hồ của bác sĩ trở nên thiết yếu như ống nghe. 

 

Điện kế A D’Arsonval

  

— Điện kế A D’Arsonval. Nguồn: Wellcome Collection 

LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ BÁC SĨ 

Trong cộng đồng đam mê đồng hồ chronograph ngày nay, chúng ta có thể sẽ đắn đo rằng liệu đồng hồ chronograph pulsometer có phải đồng hồ dành riêng cho bác sĩ? Nhưng trong quá khứ, nó là lời khẳng định. Có một đoạn thời gian dài sau khi đo nhịp tim trở thành một phần của kỳ thi y tế tiêu chuẩn, các bác sĩ và ý tá đã sử dụng nhiều loại đồng hồ khác nhau để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thông qua mạch đập của họ.


Phổ biến nhất vào đầu thế kỷ 20, đồng hồ bác sĩ không phải là đồng hồ chronograph và ban đầu không được tiếp thị cho cộng đồng y tế: Rolex Prince và Gruen Techni-Quadron. Câu chuyện về những chiếc đồng hồ này tương tự như nhiều chiếc đồng hồ khác trong thời kỳ “tiền in-house” của ngành sản xuất Thụy Sĩ, cả hai đều dựa trên các bộ máy do Aegler sản xuất ở Bienne. 

 

Đồng hồ Rolex Prince ref. 1690UF năm 1935

  

— Đồng hồ Rolex Prince ref. 1690UF năm 1935. Nguồn: Phillips


Aegler là một nhà sản xuất bộ máy đồng hồ độc lập, cuối cùng đã trở thành nhà cung cấp độc quyền các bộ máy cho Rolex. Vào giữa những năm 1920, hãng đã tạo ra một trong những bộ máy hình thức được sản xuất hàng loạt đầu tiên - đồng hồ cal. 877. Chiếc đồng hồ hình chữ nhật rất thịnh hành vào thời điểm đó, nhưng độ chính xác, sai số và khả năng dự trữ năng lượng của chúng rất hạn chế vì chúng thường được trang bị các bộ máy tròn, nhỏ. Mặt khác, cal.887 sử dụng phần lớn không gian trong vỏ cho một bánh xe cân bằng ngoại cỡ và thùng barrel lớn hơn, mang lại hiệu suất vượt trội hơn so với bộ máy tròn trong một vỏ tương tự. 

 

Đồng hồ Giờ Nhảy Kỹ thuật Gruen-Quadron, năm 1935

 

— Đồng hồ Giờ Nhảy Kỹ thuật Gruen-Quadron, năm 1935. Nguồn: Christie's


Rolex va Gruen, cả hai đều sở hữu cổ phần tại Aegler vào thời điểm đó, đã sử dụng sự đổi mới này để sản xuất mặt số có màn hình giây phụ quá khổ và tách biệt, đồng thời tiếp thị đồng hồ vì sự “chính xác, sang trọng và tiện ích”. Thông qua một thỏa thuận không cạnh tranh do Aegler sắp xếp để tối đa hóa doanh số của đồng hồ cal. 877, Gruen đã bán Techni-Quadron ở Hoa Kỳ và Rolex Prince ở Châu Âu và Đế quốc Anh. 


Mặc dù không được tuyên bố công khai là đồng hồ của bác sĩ trong các mẫu quảng cáo ban đầu, nhưng do mặt số có màn hình giây phụ phóng to - thuận tiện cho việc bắt mạch và đo nhịp tim lúc bấy giờ, thế nên nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến với các chuyên gia y tế - những người theo dõi số giây trôi qua dựa trên bất kỳ dấu hiệu quan trọng nào. 

 

Một mẫu quảng cáo của đồng hồ Gruen Quadron

  

— Một mẫu quảng cáo của đồng hồ Gruen Quadron


Trong vòng một vài năm kể từ khi phát hành, Gruen đã nhận ra cơ sở khách hàng của mình và tạo ra Techni-Quadron với một khóa gấp chuyên dụng, tùy chọn cho các bác sĩ và y tá. Việc mở khóa sẽ mở rộng kích thước hiệu dụng của dây đeo, cho phép các bác sĩ trượt đồng hồ lên đến khuỷu tay của mình trong khi khám bệnh và theo dõi giây khi đang bận cả hai tay. 


Ngoài sự rõ ràng về thiết kế, những chiếc đồng hồ như Techni-Quadron rẻ hơn và dễ sản xuất hơn đồng hồ chronograph, điều này càng làm tăng thêm tính phổ biến của chúng. 


Các thương hiệu đồng hồ khác đã ghi nhận sự phát triển của nhóm đối tượng khách hàng y tế này, thế nên họ bắt đầu thực hiện một cách hơi khác để đo các dấu hiệu quan trọng mà không cần chi phí cho một chiếc đồng hồ chronograph chính thức. Chúng bao gồm đồng hồ chronograph, như Longines 12.68z và đồng hồ chỉ thời gian với kim giây dài gấp đôi và hai thang đo pulsometer hai bên mặt số để phép đo có thể bắt đầu lại sau mỗi 30 giây.

CHIẾC ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH PULSOMETER ĐẦU TIÊN

Chiếc đồng hồ đầu tiên mà người ta có thể tìm thấy trong hồ sơ công khai với thang đo PULSOMETER chuyên dụng là đồng hồ chronograph bỏ túi Breguet. Mặc dù rõ ràng không phải chiếc đồng hồ đầu tiên có tính năng này, nhưng nó cũng đã có mặt từ tận năm 1880 và được chào bán tại Sotheby’s vào năm 2014. 


Đúng như mong đợi dành cho bất kỳ chiếc đồng hồ bỏ túi Breguet nào, nó có cấu tạo tuyệt vời với mặt số tráng men được chế tác đẹp mắt và tính năng chronograph 60 phút với các mặt số phụ được sắp xếp theo chiều dọc. Độc đáo ở chỗ thang đo chia độ: mặc dù nó được gán nhãn là đồng hồ chronograph pulsometer trong danh mục đấu giá nhưng nó lại không có dòng chữ “PULSOMETER” trên mặt số, thay vào đó, nó có thang đo được chia đến 60, có nghĩa là người ta sẽ phải đếm 60 xung nhịp để đo nhịp tim. 

 

Đồng hồ bỏ túi Breguet Chronograph pulsometer năm 1880

 

— Đồng hồ bỏ túi Breguet Chronograph pulsometer năm 1880. Nguồn: Sotheby’s 


Về cơ bản, thang đo PULSOMETER được tạo ra để bạn có thể chẩn đoán được nhịp tim mà không cần đo trong cả phút. Thế nên việc sử dụng thang đo 15 hoặc 30 rất hữu ích vì chúng tiết kiệm thời gian, tương đối chính xác và cho phép hiển thị phạm vi nhịp tim sinh lý của con người (khoảng 30-220 nhịp/phút) trên mặt số đồng hồ. 


Điều này khiến người ta nghi ngờ rằng liệu chiếc Breguet bỏ túi 1880 bên trên có thật sự là chiếc đồng hồ chronograph pulsometer đúng nghĩa đầu tiên hay không. Tùy vào nhận định của mỗi người, tuy nhiên, một số chiếc đồng hồ bỏ túi với thang đo pulsometer chính thức bắt đầu xuất hiện vào những năm 1890, và chuyển sang đeo trên cổ tay gần như ngay khi đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến. 

 

Đồng hồ Patek Philippe Chronograph Pulsations Ref.1579 sản xuất năm 1951

  

— Đồng hồ Patek Philippe Chronograph Pulsations Ref.1579 sản xuất năm 1951


Hầu hết các thương hiệu và những chiếc đồng hồ chronograph mang tính biểu tượng của họ đều có thể được tìm thấy với các biến thể có vành bezel Pulsations, bao gồm OMEGA Speedmaster Professional “pre-moon”, Heuer Carrera, Longines 13ZN hay Patek Philippe trị giá hàng triệu đô. Ngay cả những chiếc Rolex Daytona chronograph “4-digits” cũng có thể được đặt hàng với vành bezel Pulsations. 

 

Đồng hồ OMEGA Speedmaster với thang Pulsations trên viền bezel, năm 1984

  

 — Đồng hồ OMEGA Speedmaster với thang Pulsations trên viền bezel, năm 1984. Nguồn: Timeline Watch


Nhưng các biến thể pulsometer của những chiếc đồng hồ này không phổ biến và trong một số trường hợp, chúng chỉ được sản xuất theo yêu cầu. Trong thế giới đồng hồ cổ, điều đó có nghĩa là chúng được bán với giá cao hơn đáng kể. Lấy ví dụ như Rolex Daytona với mặt số Pulsations Ref. 6239 được bán với giá 1 triệu 085 ngàn franc Thụy Sĩ (gần 26.7 tỷ VND) tại cuộc đấu giá Start-Stop-Reset của Philips vào năm 2016 - gấp 20 lần giá của một chiếc Ref. 6239 tiêu chuẩn vào thời điểm đó.


Mặc dù độ xa xỉ về giá cả ở mức đó không quá phổ biến, nhưng sự quyến rũ và độ hiếm tương đối của đồng hồ chronograph pulsations thường dẫn đến một cú hit trong giới mộ điệu. Nhưng khi thị trường đồng hồ chronograph đo nhịp tim cổ điển đang phát triển mạnh mẽ - chúng thường được sưu tầm chứ không phải là công cụ phục vụ cho công việc, liệu điều này có thể khiến đồng hồ chronograph đo nhịp tim phát triển được không? 

 

đồng hồ chronograph đo nhịp tim vacheron constantin

— Đồng hồ Vacheron Constantin Harmony Pulsations ra mắt tại SIHH 2015

TƯƠNG LAI 

Tính năng theo dõi nhịp tim hiện nay được kết nối phức tạp hơn với các công cụ theo dõi sức khỏe hiện đại, về bản chất là sự kết hợp giữa đo nhịp tim, theo dõi vị trí và đếm bước chân. Trong khi việc phát minh ra máy đếm bước chân rất phức tạp, được cho là của Leonardo da Vinci vĩ đại và không dưới ba nhà chế tác đồng hồ Thụy Sĩ lớn, nhưng chỉ gần đây, đồng hồ mới kết hợp các chức năng của nó với máy đo nhịp tim và theo dõi bước chân. 


Trở lại năm 1982, Polar Sports Tester PE2000 trở thành đồng hồ đeo tay đầu tiên hiển thị dữ liệu sinh trắc học trực tiếp, sử dụng dây đeo ngực phát ra sóng radio để cảm nhận nhịp tim của người đeo và truyền thông tin đó đến đồng hồ. Mặc dù khá thú vị nhưng nó không thực tế lắm cho việc sử dụng hằng ngày. 

 

Đồng hồ điện tử Polar Sports Tester PE2000 đo nhịp tim

  

— Đồng hồ điện tử Polar Sports Tester PE2000


Tuy nhiên, trong hai thập kỷ tiếp theo, những tiến bộ xã hội và công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của GPS, các ứng dụng y tế như MyFitnessPal và màn hình cảm ứng đều góp phần tạo ra các thiết bị giúp theo dõi nhịp tim, không chỉ thuận tiện cho các bác sĩ mà cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo các ước tính mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy: hơn 1/5 người trưởng thành ở Hoa Kỳ đeo đồng hồ smartwatch hoặc thiết bị theo dõi thể dục, một thống kê mà ít danh mục sản phẩm mới khác có thể với tới. 

 

đồng hồ smartwatch tag heuer đo nhịp tim

   

— Smartwatch TAG Heuer Connected thế hệ mới


Một số công ty đồng hồ thậm chí đã bắt đầu hướng đến các ứng dụng theo dõi nhịp tim cơ bản và cung cấp theo dõi điện tâm đồ sau đó chuyển tiếp cho bác sĩ tim mạch của người đeo. Cùng với sự phát triển không ngừng về nhu cầu sức khỏe cũng như khoa học kỹ thuật, thế hệ đồng hồ đo nhịp tim tiếp theo có thể sẽ mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc hơn trong tương lai. 


Mặc dù tương lai của đồng hồ đo nhịp tim phần lớn phụ thuộc vào smartwatch, nhưng điều đó không có nghĩa là những chiếc đồng hồ chronograph pulsometer không còn sức hấp dẫn. Ở thế giới của Haute Horlogerie, đồng hồ chronograph đo nhịp tim đã từng là một kỳ tích và hiện hữu như minh chứng cho sự phồn vinh của ngành chế tạo đồng hồ cơ khí trong quá khứ. Đồng thời, tin chắc vẫn sẽ có những nhà sưu tầm lẫn người hâm mộ sẽ cảm thấy thích thú khi được nhìn thấy những bản tái hiện đồng hồ chronograph đo nhịp tim trong tương lai. 


Luxury Shopping

 
0