Skip to Main Content
Tìm hiểu về công nghệ mạ PVD và ứng dụng trong chế tác đồng hồ cao cấp

    PVD là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về đồng hồ cao cấp, chắc chắn đã từng nghe đến công nghệ mạ PVD – một bước tiến vượt bậc trong ngành chế tác đồng hồ hiện đại. Công nghệ này không chỉ mang lại lớp phủ bền bỉ, chống trầy xước, mà còn giúp tăng cường tính thẩm mỹ cho từng chi tiết trên mặt số, vỏ và dây đồng hồ. Trong bài viết này, hãy cùng Luxshopping khám phá quy trình mạ PVD, lý do vì sao các thương hiệu đồng hồ hàng đầu đều lựa chọn công nghệ này, và cách nó góp phần định hình đẳng cấp thời thượng cho người dùng.

    PVD là gì? 

    PVD là từ viết tắt của cụm từ Physical Vapor Deposition (sự bốc hơi lắng đọng vật lý). Đây là kỹ thuật tạo lớp phủ mỏng bằng cách nung nóng vật liệu rắn trong môi trường chân không, khiến vật liệu bay hơi rồi bám đều lên bề mặt sản phẩm, hình thành một lớp phủ tinh khiết hoặc hợp kim chắc chắn. 

    PVD không đơn thuần là một phương pháp mạ thông thường, mà là một kỹ thuật tiên tiến mang tính cách mạng trong xử lý bề mặt vật liệu. Chúng không những đảm bảo chất lượng mà còn an toàn, có tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường. 

    Quy trình công nghệ mạ PVD: 4 giai đoạn tiêu chuẩn

    Mạ PVD là một quy trình khép kín, cần phải đảm bảo 4 giai đoạn trọng tâm liên quan đến “sự bốc hơi, vận chuyển, phản ứng và lắng đọng” nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra: 

    Giai đoạn 1: Bốc hơi kim loại (Evaporation)

    Ở giai đoạn này, kim loại dần chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi. Dưới tác động của nguồn năng lượng tập trung, các nguyên tử kim loại tại điện cực bị tách ra khỏi bề mặt, làm đứt gãy các liên kết tinh thể và chuyển hóa thành dạng hơi. Trong môi trường plasma, các nguyên tử kim loại như Titan (Ti), Zirconi (Zr) và Crom (Cr) sẽ tiếp tục va chạm với các điện tử và ion, hình thành các ion Ti+, Zr+, Cr+ cũng như các ion hóa kép Ti++, Zr++, Cr++.

    Giai đoạn 2: Vận chuyển (Transportation)

    Trong giai đoạn này, các ion Ti+, Zr+, Cr+ cùng với các ion hóa kép Ti++, Zr++, Cr++ sẽ được dẫn hướng về phía bề mặt sản phẩm mục tiêu dưới tác động của trường điện.

    4 giai đoạn tiêu chuẩn của công nghệ mạ PVD

    Giai đoạn 3: Phản ứng (Reaction)

    Các ion kim loại được vận chuyển từ điện cực sẽ phản ứng với các ion khí hoặc hỗn hợp khí, hình thành lớp phủ mang màu sắc đặc trưng. Chính quá trình này sẽ tạo ra nhiều hợp chất khác nhau, từ đó sẽ mang lại sự đa dạng về màu sắc cho công nghệ mạ PVD. 

    Giai đoạn 4: Lắng đọng (Deposition)

    Tại đây, các hợp chất kim loại và khí sẽ dần lắng đọng trên bề mặt sản, tạo thành một lớp phủ chuyên biệt. 

    Chính sự bám phủ vững chắc của các kim loại có độ cứng cao, công nghệ PVD được dùng trong việc bảo vệ các chi tiết trọng tâm của thiết bị và máy móc. Từ đó, hàng loạt các lĩnh vực như chế tác đồng hồ cao cấp, trang sức, công nghệ điện tử, nội thất,... đều ưu tiên ứng dụng mạ PVD. 

    Xem thêm: Chống nước 5ATM là gì? Giải mã thông số 5ATM trên đồng hồ cao cấp

    Ứng dụng công nghệ PVD trong chế tác đồng hồ cao cấp

    Công nghệ mạ PVD hiện được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế tác đồng hồ cao cấp, nhờ khả năng tối ưu hóa cả về độ bền và giá trị thẩm mỹ. Một số ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến:

    • Vỏ đồng hồ: Lớp phủ PVD giúp gia tăng khả năng chống trầy xước vượt trội, đồng thời duy trì độ bền màu ổn định qua thời gian, ngay cả trong điều kiện sử dụng khắc nghiệt.

    • Dây đeo kim loại: Công nghệ này cho phép phủ lên dây đeo những sắc màu đặc trưng, không chỉ tạo điểm nhấn thẩm mỹ khác biệt mà còn nâng cao khả năng chống oxy hóa, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.

    • Chi tiết núm vặn và khóa gài: Việc ứng dụng lớp phủ PVD trên các chi tiết nhỏ không chỉ góp phần hoàn thiện tính đồng nhất về thiết kế mà còn gia tăng độ bền cơ học, đồng thời làm nổi bật những điểm nhấn thẩm mỹ tinh tế, thể hiện đẳng cấp chế tác của thương hiệu.

    Phần lớn các thương hiệu lớn ưu ái công nghệ PVD vì đáp ứng được trọn vẹn giá trị thẩm mỹ và độ bền cho đồng hồ. Gam màu mới mẻ và hiện đại sẽ góp phần đa dạng hóa lựa chọn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, PVD còn góp phần nâng tầm giá trị chế tác thủ công truyền thống. 

    Ưu điểm vượt trội của công nghệ PVD trong chế tác đồng hồ

    PVD vốn tạo ra lớp phủ có độ cứng vượt trội, góp phần nâng cao khả năng chống mài mòn và bảo vệ bề mặt đồng hồ một cách hiệu quả. Vì vậy, công nghệ PVD được xem là giải pháp tiên tiến và an toàn hàng đầu trong chế tác đồng hồ cao cấp với những ưu điểm vượt trội như:

    Độ bền vượt trội

    Mạ PVD sử dụng nhiều lớp kim loại bao phủ lên bề mặt đồng hồ như Nhôm, Titan, Thép nên đồng hồ sẽ có màu vàng sáng bóng. Với quy trình 4 bước mạ PVD chắc chắn sẽ giúp đồng hồ có khả năng ma sát, giảm trầy xước và chống mài mòn tốt hơn so với mạ truyền thống.

    Độ bám dính cao

    Công nghệ xi mạ PVD còn được đánh giá cao bởi lớp phủ bám chắc, không bong tróc sau thời gian dài sử dụng. Từ đó, các tín đồ yêu đồng hồ sẽ dàng hơn trong việc bảo quản và lưu giữ cổ máy thời gian của mình trong thời gian dài. 

    Công nghệ PVD trong chế tác đồng hồ mang lại sản phẩm tuyệt hảo

    Giá trị thẩm mỹ vượt trội

    Những chiếc đồng hồ ứng dụng công nghệ mạ PVD sở hữu sắc vàng rực rỡ, hoàn thiện đến từng chi tiết. Lớp phủ óng ánh này không chỉ tôn vinh vẻ đẹp tinh tế bậc nhất mà còn làm nổi bật khí chất sang trọng, thời thượng của chủ nhân. Tự tin, cuốn hút và đẳng cấp – đó chính là giá trị thực thụ mà một chiếc đồng hồ mạ PVD mang lại cho người sở hữu.

    Giảm thiểu tác động với môi trường

    Mạ PVD được đánh giá là một phương pháp xử lý bề mặt sạch, thân thiện hơn với môi trường, khi không để lại hóa chất dư thừa hay phát sinh các chất độc hại như những phương pháp mạ truyền thống. Lựa chọn đồng hồ ứng dụng công nghệ PVD không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế và đẳng cấp của người sở hữu, mà còn góp phần lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường sống bền vững.

    Xem thêm: Đồng hồ nguyên tử là gì? Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nguyên tử

    Hạn chế cần lưu ý khi sử dụng đồng hồ mạ PVD

    Mạ PVD vốn có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vẫn còn tồn đọng một số hạn chế mà người sử dụng đồng hồ nên lưu ý: 

    Không thể tái tạo lớp bóng nguyên bản

    Đồng hồ được phủ lớp mạ PVD sở hữu bề mặt bóng đẹp và bền bỉ. Tuy nhiên, việc đánh bóng sản phẩm có thể làm tổn hại đến lớp phủ này, khiến bề mặt dễ bong tróc, trầy xước và mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có. Chính vì vậy, người dùng nên hạn chế tối đa việc đánh bóng đồng hồ mạ PVD, nhằm duy trì độ hoàn thiện nguyên bản và kéo dài tuổi thọ của lớp phủ.

    Bị phai màu

    Trong quá trình sử dụng, đồng hồ mạ PVD sở hữu khả năng chống bong tróc vượt trội. Tuy nhiên, theo thời gian và dưới tác động của môi trường, lớp phủ vẫn có thể nhạt màu hoặc giảm độ tươi sáng so với ban đầu. Việc bảo quản đúng cách sẽ giúp duy trì vẻ đẹp và độ bền màu của đồng hồ lâu dài hơn.

    Gợi ý các mẫu đồng hồ cao cấp sử dụng công nghệ PVD

    Công nghệ mạ PVD vốn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ cao cấp. Một trong số những thương hiệu đồng hồ thượng hạng bạn có thể tin chọn có sử dụng mạ PVD là: 

    Hublot

    Hublot từ lâu đã được xem như biểu tượng của sự sáng tạo, sang trọng và đẳng cấp trong thế giới chế tác đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ. Các mẫu như Hublot Big Bang, Hublot Classic Fusion hay Hublot Classic Fusion Blue hiện đang được trang bị các dạng móc khóa phủ vàng PVD cao cấp, kết hợp hài hòa giữa công nghệ hiện đại và nghệ thuật thủ công tinh xảo.

    Rado

    Rado – thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực vật liệu cao cấp – không chỉ nổi tiếng với công nghệ ceramic độc quyền mà còn khẳng định đẳng cấp qua những thiết kế ứng dụng công nghệ mạ PVD tinh xảo. Các dòng sản phẩm như Rado Centrix, Rado True Square, Rado Florence Classic hay Rado Coupole Classic mang đến vẻ đẹp thanh lịch, bền bỉ, với lớp phủ vàng PVD sáng bóng, chống trầy xước và giữ màu sắc rực rỡ theo thời gian.

    Tissot

    Tissot là một trong những thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ danh tiếng, sở hữu bề dày lịch sử lâu đời và được biết đến với sự kết hợp tinh tế giữa giá trị truyền thống và hơi thở hiện đại. Trong số các bộ sưu tập nổi bật, nhiều mẫu đồng hồ Tissot ứng dụng công nghệ mạ PVD để gia tăng độ bền và thẩm mỹ. Tiêu biểu có thể kể đến: Tissot PRX với dây kim loại phủ vàng PVD sáng bóng; Tissot Seastar 1000 Chronograph với các chi tiết vỏ và cọc số phủ vàng PVD đầy mạnh mẽ; hay Tissot Carson Premium với vỏ đồng hồ được hoàn thiện bằng lớp mạ vàng PVD sang trọng.

    Movado

    Movado – thương hiệu đồng hồ danh tiếng của Thụy Sĩ – là biểu tượng của sự sang trọng, kết hợp hài hòa giữa thiết kế tinh tế và công nghệ chế tác đỉnh cao. Nếu bạn tìm kiếm một mẫu đồng hồ xa xỉ sử dụng công nghệ PVD với chi phí hợp lý, các phiên bản như Movado Series 800 Gold PVD 40mm, Sapphire Black PVD 39mm, Museum Classic RG PVD 40mm hay Sapphire PVD Swiss 26mm,... là những lựa chọn đáng cân nhắc.

    Longines

    Longines – thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ danh tiếng với bề dày lịch sử gần hai thế kỷ – là biểu tượng của sự tinh hoa trong nghệ thuật chế tác. Nổi bật với công nghệ mạ PVD hiện đại, Longines ghi dấu ấn qua những thiết kế thanh lịch, đặc biệt trong dòng sản phẩm Longines Presence và Longines Conquest đầy đẳng cấp.

     

    Trong thế giới chế tác đồng hồ, nơi mỗi chi tiết đều được trau chuốt để chạm tới sự hoàn hảo, công nghệ mạ PVD đã và đang khẳng định vị thế vững chắc. Được các thương hiệu hàng đầu tin tưởng lựa chọn, PVD không chỉ nâng tầm vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn gìn giữ giá trị bền vững cho từng tuyệt tác thời gian. Lựa chọn đồng hồ ứng dụng công nghệ PVD cũng chính là lựa chọn cho sự tinh tế, đẳng cấp và niềm tin vào những giá trị bền lâu.


     

    0