Skip to Main Content
CHÂN KÍNH (JEWELS) TRONG BỘ MÁY ĐỒNG HỒ LÀ GÌ?

Như hầu hết mọi người đều biết, những bộ máy đồng hồ cơ nói chung đều được sản xuất và chế tạo với rất nhiều chi tiết, linh kiện có kích thước rất nhỏ và vật liệu khác nhau, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề điêu luyện để lắp ráp hoàn chỉnh. 

 

Đối với một số dòng đồng hồ, bộ máy của nó sẽ được trang bị jewels (hay còn gọi là chân kính) gây tò mò cho nhiều người sử dụng và những ai đang tìm hiểu về những cỗ máy cơ khí phức tạp. Vậy jewel trong máy đồng hồ là gì? Chúng có công dụng gì và hoạt động như thế nào? 

 

chân kính đồng hồ là gì

Jewel (chân kính) trong bộ máy đồng hồ là gì?

Chân kính đồng hồ (jewels), đôi khi được gọi là vòng bi ngọc, là những mảnh nhỏ bằng ruby hoặc sapphire tổng hợp được đặt vào các lỗ trong bộ máy đồng hồ. Những chân kính này chủ yếu giúp giảm ma sát và cung cấp một bề mặt cứng, nhẵn để cho phép các bộ phận kim loại như bánh xe quay tự do.

 

chân kính trong bộ máy đồng hồ

Chân kính và các thiết lập chân kính ở các đầu trục bánh xe trong bộ máy

Công dụng của chân kính

Được xem là bí ẩn của ngành chế tác đồng hồ, những công nghệ và tinh hoa rất riêng của từng thương hiệu đều được tích hợp gọn gàng vào trong bộ máy có kích thước chỉ lớn hơn một đồng xu 2 bảng Anh. Và càng gây tò mò hơn nữa, là những chân kính nằm trong nhiều bộ phận của bộ máy đồng hồ, tạo nên một cấu trúc rất độc đáo và bắt mắt, và là điểm nhấn cho những chi tiết máy móc được đan xen hòa hợp với nhau. Vậy công dụng thực sự của những chân kính này là gì? 

 

công dụng của chân kính trong bộ máy đồng hồ

 

Đối với các bộ máy đồng hồ cơ, nó sử dụng dây cót để tạo ra năng lượng, từ đó điều khiển kim đồng hồ quay và đo lường giờ giấc. Khi hoạt động, các bánh răng của bộ máy đồng hồ sẽ xoay với một trục. Trục này sẽ được gắn vòng bi giảm ma sát để tạo nên một dây chuyền chuyển động hài hòa và liên tục. Ở những chiếc đồng hồ cơ automatic hoặc lên dây cót thủ công thuộc phân khúc cao cấp hơn, những vòng bi giảm ma sát thông thường sẽ được thay thế bởi những chân kính, hay còn gọi là Jewels. 

 

Những chân kính này có bề mặt nhẵn hơn, trơn hơn và giảm thiểu ma sát khi các bộ phận cơ học chuyển động. Giúp cho độ bền của các chi tiết bên trong bộ máy được gia tăng gấp nhiều lần và chuyển động mượt mà hơn so với các bánh răng với trục bi xoay thông thường. 

 

chân kính trong bộ máy đồng hồ

 

Đối với những ai đang sở hữu những chiếc đồng hồ cao cấp, thì các bộ máy bên trong đồng hồ đều sẽ được trang bị một số lượng chân kính nhất định để đảm độ bền và chính xác cho bộ máy. Trước khi những chân kính này xuất hiện, những nhà chế tạo đồng hồ ngày trước đã sử dụng hồng ngọc từ nguồn đá tự nhiên để tạo ra những chân kính này. Ngày nay, khi nguyên liệu đá quý bắt đầu trở nên khan hiếm, người ta đã tìm cách chế tạo ra hồng ngọc tổng hợp để sử dụng, hay còn gọi là ngọc bích. Mục đích của những viên đá quý này dùng để chế tạo chân kính giúp giảm thiểu ma sát giữa các bộ phận tiếp xúc và dễ bị mài mòn như Bộ thoát ngựa và Chân kính xung lực. 

Các loại chân kính phổ biến thường được sử dụng:

Hole Jewel: Chân Kính Xuyên Trục

Đây là một loại chân kính có phần giữa được đục lỗ để lắp vào các trục xoay của bánh răng trong bộ máy đồng hồ, thường được sử dụng với các trục hình trụ và hình nón. Loại chân kính này có đỉnh tròn hoặc đáy phẳng, và phần lỗ của chân kính sẽ có kích thước to nhỏ tùy vào đường kính của trục xoay.

 

chân kính xuyên trục

 

Cap Jewel: Chân Kính Nắp Không Xuyên

Khác biệt so với Hole Jewel, Cap Jewel không có lỗ khoét và thường được sử dụng chung với Hole Jewel. Khi cả hai loại chân kính này kết hợp cùng nhau sẽ tạo thành ổ trục được gắn ở cả hai đầu trục xoay, có công dụng chống sốc cho các chi tiết và bánh răng bằng phần lò xo ở mỗi đầu trục. Bảo vệ các chi tiết của bộ máy đồng hồ nếu xảy ra rơi rớt hoặc va chạm khi đang đeo. 

 

chân kính nắp không xuyên

 

Pallet Jewel: Chân kính phiến

Có công dụng tương tự như Hole và Cap Jewel, nhưng loại chân kính này có hình dạng tứ giác và được tích hợp ở những điểm hấp thụ tác động của bộ máy đồng hồ nhiều nhất, thường được sử dụng ở cuối mỗi nhánh của con ngựa chữ Y. 

 

 

chân kính phiến

 

Roller Jewel: Chân kính lăn

Chân kính dạng lăn thường được sử dụng làm điểm kết nối của bánh xe gai và các con ngựa, và chân kính này nằm bên trong của con ngựa chữ Y. 

 

chân kính lăn

Có bao nhiêu chân kính trong một chiếc đồng hồ?

Hầu hết các bộ máy đồng hồ đều sẽ có xấp xỉ 17 chân kính, được tích hợp ở những bộ phận sau đây: 

Balance Wheel: Bánh xe cân bằng

Chân kính xung lực được tích hợp trong bộ phận lắp ráp nơi tiếp xúc với bộ thoát. 

Staff Pivot: Trục bánh răng

Một chân kích xuyên trục và một chân kính nắp không xuyên được kết hợp tạo thành một ổ trục trên trục bánh răng.

Center Wheel: Bánh xe chính

Một chân kích xuyên trục và một chân kính nắp không xuyên được kết hợp tạo thành một ổ trục cho bánh xe chính. 

Escape Lever Pallet: Bộ thoát ngựa

Hai chân kính tứ giác pallet được sử dụng trong Bộ thoát ngựa 

Escape Lever: Đòn bẩy thoát

Một chân kích xuyên trục và một chân kính nắp không xuyên được kết hợp tạo thành một ổ trục trong đòn bẩy thoát. 

Fourth Wheel: Bánh xe thứ 4

Một chân kích xuyên trục và một chân kính nắp không xuyên được kết hợp tạo thành một ổ trục trong bánh xe thứ 4.

Third Wheel: Bánh xe thứ 3

Một chân kích xuyên trục và một chân kính nắp không xuyên được kết hợp tạo thành một ổ trục trong bánh xe thứ 3.

Escape Wheel: Bánh xe thoát 

Một chân kích xuyên trục và một chân kính nắp không xuyên được kết hợp tạo thành một ổ trục trong bánh xe thoát hiểm. 

 

chân kính bánh xe thoát

Cụm từ 17 Jewels có nghĩa là gì? 

Một chiếc đồng hồ có 17 chân kính được gọi là fully jeweled watch, có đầy đủ bộ chân kính. Đồng hồ sẽ sử dụng các chân kính thường là ngọc Ruby trong bộ chuyển động cơ học từ bánh xe cân bằng đến trục bánh xe trung tâm. 

Cụm từ 21 Jewels có nghĩa là gì?

Loại đồng hồ có 21 chân kính, được bổ sung thêm 4 chân kính nữa ngoài 17 chân kính chính yếu để giảm sai số vị trí khi hoạt động. Và những dòng hồ cao cấp và có chất lượng cao hơn thông thường mới có thêm 4 chân kính bổ sung. 

Có phải đồng hồ càng có nhiều chân kính chất lượng càng tốt hay không?

Các chân kính chủ yếu được sử dụng để làm các bộ phận giảm ma sát khi các chi tiết bánh răng xoay khi hoạt động, giúp giảm thiểu độ bào mòn linh kiện trong thời gian dài. Sẽ có mặc định 17 chân kính được sử dụng trong các dòng đồng hồ cao cấp thông thường, và 21 chân kính được tích hợp ở những sản phẩm xa xỉ phức tạp hơn để giảm thiểu sai số vị trí. 

 

có phải đồng hồ có càng nhiều chân kính càng tốt không

 

Nếu đồng hồ được tích hợp các chức năng phức tạp hơn như lịch vạn niên, chronograph hoặc tourbillon, những sản phẩm này sẽ đòi hỏi nhiều linh kiện hơn để bổ sung các chức năng, vì vậy sẽ được sử dụng nhiều chân kính hơn. Tương tự đối với các dòng đồng hồ có kích thước siêu mỏng cũng sẽ được tích hợp nhiều chân kính hơn. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, số lượng chân kính trong một chiếc đồng hồ chỉ phản ánh được độ phức tạp của cấu trúc máy móc, và tất nhiên nó cũng biểu thị được một phần chất lượng của sản phẩm. 

 

Đồng hồ Quartz có được tích hợp chân kính không?
Bộ máy của đồng hồ quartz có cấu tạo các bộ phận truyền động giống với đồng hồ cơ. Tuy nhiên không phải mọi loại đồng hồ thạch anh đều sử dụng chân kính. Đồng hồ cơ vẫn phổ biến hơn về cơ chế sử dụng chân kính trong các linh kiện đồng hồ. 

Lời kết: 

Chân kính (Jewels) dường như là một bước phát triển để có thể nâng cao tuổi thọ cho các linh kiện sâu bên trong một chiếc đồng hồ. Mang lại cho người dùng giá trị sử dụng lâu dài hơn, bền bỉ hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa đồng hồ. Việc giảm thiểu ma sát giữa các bộ phận cơ học trong một bộ máy đồng hồ nhỏ bé có thể nói là tinh vi hơn rất nhiều so với các bộ máy móc khác nói chung. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về chân kính và công dụng của nó, từ đó đưa ra các lựa chọn mua một chiếc đồng hồ được tốt hơn và tối ưu hóa giá trị thời gian sử dụng. 

 

0