Skip to Main Content
ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỒNG HỒ (CHƯƠNG 2): SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN

MỤC LỤC

 

 

Câu chuyện bắt đầu bằng một bản tin giả. 

 

Vào mùa hè năm 1872, các tờ báo ở Mỹ đã gây hoang mang khi loan tin rằng một sao chổi khổng lồ sẽ va vào Trái đất nhằm ngày 12/08. 

 

Câu chuyện rất nhanh được lan truyền bởi nó có nguồn gốc hoàn hảo: Giáo sư Emile Plantamour - lúc bấy giờ không chỉ là giám đốc đài thiên văn ở Geneva, Thụy Sĩ mà còn là một người có thẩm quyền nổi tiếng về sao chổi. 

 

Dự đoán bị cáo buộc của Plantamour đã gây xôn xao dư luận ở Mỹ và trên khắp Thế giới, bởi tại thời điểm đó, tình cờ một nhóm nhà báo Mỹ cũng mặt tại Geneva để đưa tin về việc phân xử đối với người đánh giá thương mại của Liên minh miền Nam - CSS Alabama. Và họ đã bỏ tiền ra để có được lời dự báo của Plantamour. 

 

Đối mặt sau dự đoán thất bại của mình, Giáo sư Plantamour nổi lên phẫn nộ và trở thành tâm điểm quốc tế khi phủ nhận rằng ông đã từng nói một điều như vậy.

 

Giáo sư Émile Plantamour (14/04/1815 - 07/09/1882)

 

— Giáo sư Émile Plantamour (14/04/1815 - 07/09/1882) 


Hóa ra câu chuyện là hoàn toàn bịa đặt và quy tội sai cho Giáo sư Plantamour bởi những kẻ phản động tôn giáo đang cố gắng làm mất uy tín của khoa học và kích động lòng nhiệt thành tôn giáo trước cuộc bầu cử liên bang ở Thụy Sĩ. Đất nước này vào thời điểm đó đang vướng vào một cuộc xung đột ý thức hệ, được gọi là Kulturkampf - giữa những người bảo thủ cánh hữu và những người tự do tiến bộ. 


Không còn đam mê với sao chổi, Plantamour chuyển sang việc nghĩ ra một phương pháp để giải quyết vấn đề số lượng ngày càng tăng của các loại đồng hồ dân dụng đang đòi chứng chỉ từ đài thiên văn của mình. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người dùng đã thực sự lo lắng không biết đồng hồ của họ có thể tin cậy được hay không. Hơn nữa, với chứng chỉ từ một đài thiên văn, nơi nắm giữ tiêu chuẩn thời gian địa phương, chiếc đồng hồ của bạn sẽ trở thành một chiếc đồng hồ chính của một hộ gia đình, một nhà máy hoặc thậm chí là một thị trấn. 


Nhưng không giống như đồng hồ đo thời gian hàng hải hay đồng hồ khoa học - chỉ hoạt động ở một vị trí, đồng hồ dân dụng sẽ theo người dùng di chuyển, sẽ lên cao xuống thấp, sẽ nằm ngang nằm dọc. Hệ thống Plantamour ra đời nhằm đánh giá đồng hồ bỏ túi ở các vị trí và nhiệt độ khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau mà nó được sử dụng hàng ngày. Đây đã trở thành bài kiểm tra tiêu chuẩn cho suốt 100 năm đặc biệt trong lịch sử sản xuất đồng hồ - cái thời mà độ chính xác của đồng hồ vẫn còn là yếu tố cơ bản quyết định nên giá trị của đồng hồ.

 

Được thông qua tại Geneva vào năm 1879, tiêu chuẩn này đã lan rộng đến đài thiên văn Kew vào năm 1884 và đến Besancon vào năm 1885. Đến tận ngày nay, nó vẫn tồn tại dưới dạng rút gọn như là tiêu chuẩn kiểm tra Chronometer ISO 3159 - được sử dụng bởi viện đánh giá chronometer chính thức của Thụy Sĩ - COSC (viết tắt của Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres). Thử nghiệm ban đầu của Plantamour đã đánh giá đồng hồ trong 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 ngày. Do đó, thử nghiệm kéo lên đến tận 40 ngày, dài hơn nhiều so với 15 ngày tại COSC hiện nay. 


Cái hay của hệ thống Plantamour này là bạn có thể quy điểm cho các chỉ số chính xác khác nhau. Điều đó chắc chắn dẫn đến các cuộc thi và giải thưởng.

KHỞI NGUỒN CỦA TẤT CẢ GIẢI THƯỞNG 

Lần thực nghiệm lần đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất về độ chính xác là chuyến đi đầu tiên của chiếc đồng hồ hàng hải H4 của John Harrison trên tàu HMS Deptford, khởi hành từ thành phố Portsmouth (Anh quốc) vào cuối năm 1761. Được tuyên bố là giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay: giải thưởng “£20,000 Longitude Prize”. 

 

Bản vẽ máy đo thời gian H4 của Harrison năm 1761, được xuất bản trên tạp chí năm 1767.

 

Bản vẽ máy đo thời gian H4 của Harrison năm 1761, được xuất bản trên tạp chí năm 1767.


Khi đến Jamaica sau 81 ngày lênh đênh trên biển cả, chiếc đồng hồ H4 đã chỉ lệch 5,1 giây so với thời gian thực (sau khi được điều chỉnh sai số). 


Màn trình diễn đáng kinh ngạc này tốt hơn nhiều so với dự kiến, tốt đến mức ban tổ chức cuộc thi Board of Longitude từ chối tin tưởng kết quả. Harrison được trao tiền thưởng một cách miễn cưỡng và cuối cùng, Giải thưởng Longitude không bao giờ được trao.  

 

Đồng hồ H4, phía trước và sau bộ máy. Hình ảnh - Bảo tàng Hàng hải Quốc tế

  

— Đồng hồ H4, phía trước và sau bộ máy. Hình ảnh - Bảo tàng Hàng hải Quốc tế

ĐỘ CHÍNH XÁC “ĐẶC BIỆT TỐT” TẠI KEW

Đài thiên văn của Vua George III tại Kew nhanh chóng trở thành địa điểm nổi tiếng và uy tín nhất để đánh giá đồng hồ dân dụng, chủ yếu là vì vào năm 1885, nó đã áp dụng một hệ thống chấm điểm trên thang 100. Hệ thống này được tạo thành bởi 40 điểm dành cho sai số hoàn toàn không đổi từ ngày này qua ngày khác, 40 điểm cho sai số không thay đổi giữa các vị trí khác nhau và 20 điểm cho khả năng bù nhiệt hoàn hảo. 


Quá rõ ràng, tổng cộng có 3 hạng mục đánh giá tại Kew, nhưng điều thực sự làm nên giá trị của chiếc đồng hồ chính xác là một chứng chỉ “A” với hơn 80 điểm - đạt được giải thưởng “specially good” - “đặc biệt tốt”. Sự biến đổi của sai số điển hình trong một chiếc đồng hồ “đặc biệt tốt” là khoảng 0,5 giây/ngày ở cùng một vị trí.

 

Đài thiên văn Kew - The King’s Observatory thời hiện đại ở Anh quốc, đã được tái xây dựng thành một dinh thự sang trọng.

  

— Đài thiên văn Kew - The King’s Observatory thời hiện đại ở Anh quốc, đã được tái xây dựng thành một dinh thự sang trọng. 


Từ giữa những năm 1890, đồng hồ Anh đã thống trị tại Kew, nhờ nhà sản xuất đồng hồ Bahne Bonniksen’s Karrusel sinh ra ở Đan Mạch - được mệnh danh là “tourbillon của những người nghèo” vì nó xoay bộ chỉnh động hoàn toàn trên một nền tảng, không khác thì tourbillon. Năm 1896, tất cả 60 chiếc đồng hồ Karrusel đều được đánh giá là “specially good”, nằm trong số 96 chiếc đồng hồ tốt nhất tại Kew. 


Năm 1912, các thử nghiệm của Kew được chuyển đến phòng thí nghiệm vật lý National Physical Laboratory (NPL) tại Teddington gần đó. Đây là cột mốc đánh dấu thời đại đồng hồ Karrusel đã kết thúc. Ngành công nghiệp đồng hồ cổ xưa của Anh và đồng hồ chế tạo thủ công không thể nào cạnh tranh với các kỹ thuật sản xuất hợp lý của Mỹ và Thụy Sĩ, còn chưa kể đến lò xo cân bằng tự bù trừ và hợp kim Invar được phát minh bởi nhà vật lý đoạt giải Nobel Thụy Sĩ - ông Charles Édouard Guillaume, người đã khám phá và đặt tên cho các hợp kim nickel-thép. Trong đó hợp kim Invar có hệ số giãn nở nhiệt gần như bằng 0. 


KỶ NGUYÊN CỦA SIÊU ĐỒNG HỒ

Từ những năm 1920, bạn có thể nhận tín hiệu thời gian vô tuyến trong chuyến đi đến Jamaica và đặt máy đo thời gian của mình thường xuyên hơn, vì vậy bạn không cần một thứ công cụ đắt tiền để có thể giữ sai số ở mức ổn định trong nhiều tuần. Một chiếc đồng hồ bỏ túi (pocket-watch) được hiệu chỉnh tốt còn được gọi là “đồng hồ boong” (deck watch). Boong ở đây có nghĩa là boong tàu. Điều này có nghĩa là chiếc đồng hồ sẽ ít bị sai lệch trong vài ngày và thuận tiện hơn khi quan sát từ một boong tàu không ổn định. 


Sau một thời gian ngắn, đồng hồ boong đã phát triển thành phiên bản quân sự, trong một số nhiệm vụ ngắn hạn còn được gọi là “torpedo-boat chronometer” - dụng cụ đo thời gian trên tàu ngư lôi. 


Những bộ máy calibre cỡ lớn 21 hoặc 22 lignes (tương ứng khoảng 47mm hoặc 49mm) đã chứng minh một lợi ích cho các nhà sản xuất cao cấp. Rằng họ có thể ca ngợi tay nghề giỏi nhất của mình khi đã thành công tạo ra và điều chỉnh những chiếc đồng hồ thi đấu có mục đích dành cho các cuộc thử nghiệm trên đài thiên văn. Dưới bàn tay của các nhà điều chỉnh đồng hồ có sức cạnh tranh cao, các tourbillon đã có thể hoạt động rất trơn tru, nhưng những nhà điều chỉnh đã có kết quả phù hợp nhất với bộ máy chuyển động đòn bẩy tĩnh Thụy Sĩ, đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển.  


Thật vậy, một chiếc đồng hồ OMEGA 12 Ligne đã đạt được điểm Kew-Teddington cao nhất vào năm 1936 với con số đáng kinh ngạc là 97,8 điểm. Sau đó, một chiếc đồng hồ boong tourbillon của Patek Philippe đã đứng ở vị trí thứ 2 và chỉ thua 0,1 điểm.


OMEGA mất khoảng 0,5 giây mỗi ngày với sự thay đổi với sự thay đổi của sai số đồng hồ đáng kinh ngạc là 0,05 giây. Trong chuyến đi đến Jamaica đó, nó đã đánh bại H-4 của Harrison bằng 1 giây với tổng độ lệch tối đa là 4 giây. 

BÀI KIỂM TRA CUỐI CÙNG

Các cuộc thử nghiệm hạng “A” của Kew-Teddington vẫn tiếp diễn cho đến năm 1951. Trong 67 năm, tổ chức này đã đánh giá 33.200 chiếc đồng hồ. Sau đó, với số lượng ghi bàn ngày càng tăng của “siêu đồng hồ” trong những năm 90, “specially good” không còn good như ban đầu nữa. Vì vậy, NPL đã quyết định tăng cổ phần bằng cách đặt ra thử thách cuối cùng cho các siêu đồng hồ. 


Nó được gọi là Craftsmanship Test - bài kiểm tra tay nghề thủ công và khắt khe đến nỗi chỉ có 12 chiếc đồng hồ đạt được chứng chỉ trong suốt 27 năm tồn tại của nó. Chỉ một trong số đó, đồng hồ boong tourbillon N°198'423 do Patek Philippe nộp lên đạt được mức cao nhất trong 4 hạng - 1A vào năm 1954. Và điều đó xảy ra sau khi bộ máy này đã đạt được điểm cao nhất tại Đài thiên văn Geneva vào những năm 1930 và 1940. 


Với độ khắc nghiệt của Craftsmanship Test, Patek Philippe có thể là một ứng cử viên nặng ký cho chiếc đồng hồ cơ chính xác nhất từng được sản xuất. Nhưng trong thời đại thạch anh, đó không còn là tiêu điểm bán hàng nữa, vì vậy vào năm 1989 công ty đã phát triển thêm chức năng lịch vạn niên (perpetual calendar) và bán nó cho một nhà sưu tập Nhật Bản vào năm 1991. (Năm 2012, nhà sưu tập đó đã bán đồng hồ tại Antiquorum ở Geneva với giá hơn 9 tỷ rưỡi VND, đã bao gồm tất cả các khoản phí). 


Craftsmanship Test kéo dài cho đến năm 1978, là bài kiểm tra chính thức cuối cùng của đồng hồ cơ. 

ĐOẠN DỐC CỦA SỰ SUY TÀN & CHẶN ĐƯỜNG CUỐI

Cũng trong thời điểm đó, các cuộc thử nghiệm trên đài thiên văn đang đi đến một kết cục tồi tệ. 


Năm 1967, hai công ty thành viên của tập đoàn Seiko - Daini Seikosha và Suwa Seikosha lần lượt xếp thứ hai và thứ ba trong số các nhà sản xuất tham dự các buổi thử nghiệm của Đài thiên văn Neuchâtel. Một năm sau đó, Seiko về nhất tại các vạch đích của Đài thiên văn Geneva Observatory và có 7 chiếc đồng hồ nằm trong top 10. 


Một đại diện của những ứng cử viên nặng ký trong ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ đã đến gặp bộ trưởng bộ công nghiệp của bang Neuchâtel - René Meylan, vào năm 1972. Họ yêu cầu chấm dứt các cuộc thử nghiệm khi mà người Nhật đang càn quét các bảng xếp hạng. Meylan trả lời rằng anh ấy nghĩ toàn bộ điểm của cuộc thi là dành cho người giỏi nhất chiến thắng. Các thương hiệu Thụy Sĩ sau đó đã đe dọa tẩy chay các thử nghiệm. Các cuộc thi trên đài quan sát đã bị đình chỉ và không bao giờ hồi sinh lại. 


Sự sụp đổ của thời kỳ cạnh tranh độ chính xác được đổ lỗi cho sự ra đời của đồng hồ quartz. Bởi vì đồng hồ quartz vốn dĩ hoạt động ở tần số không thể đạt được bằng các hệ thống cơ học. Ngay từ quan điểm đầu tiên, lập luận là ngụy biện: ngựa không thể cạnh tranh với ô tô, nhưng cả hai vẫn đua. 


Từ kinh nghiệm của bốn thế kỷ, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ biết rằng sự hào nhoáng và tiện ích là những yếu tố khiến một chiếc đồng hồ có thể bán ra được - họ luôn có điều này. Accuracy là một khái niệm của người Anglo-Saxons (dân tộc gốc Đức định cư ở Vương quốc Anh từ thế kỷ V) và hãy xem điều gì đã xảy ra với ngành công nghiệp đồng hồ Mỹ và Anh. Nếu bạn muốn một chiếc đồng hồ “Accuracy”, hãy mua đồng hồ quartz


Luxury Shopping

 
0